Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Ung thư trực tràng tại Khoa Ngoại Quán Sứ Bệnh viện K

Tác giả: Nguyễn Thị Phan, Phan Quang Đạt

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng tại bệnh viện K năm 2021. Đối tượng: Người bệnh được phẫu thuật ung thư trực tràng tại bệnh viện K từ tháng 01/2021 đến tháng 11/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: Có 125 NB tham gia nghiên cứu: Tuổi trung bình là 62,4 ± 10,1 tuổi; Tỷ lệ nam / nữ: 1,9. Phẫu thuật cắt đoạn trực tràng: 47,2%, Phẫu thuật làm HMNT: 26,4%, Phẫu thuật Hartmann: 16,8%, Phẫu thuật Miles: 9,6%.

Biểu hiện lâm sàng của người bệnh sau phẫu thuật: Không có người bệnh nào bị rối loạn tri giác sau mổ. Mạch nhanh, bất thường sau phẫu thuật gặp tần suất thấp. Người bệnh có sốt ở ngày thứ 5 và 7 lần lượt là 3,2% và 0,8%. Đau nhiều ngày thứ 2, 3 sau mổ lần lượt: 7,2% và 3,2%. Người bệnh sau phẫu thuật UTTT có trung tiện ≤ 3 ngày là 88%. Thời gian rút sonde bàng quang  ≤ 3 ngày chiếm 82%. Thời gian rút sonde dạ dày ≤ 3 ngày chiếm 90,2%.  Thời gian rút dẫn lưu ổ bụng > 5 ngày chiếm 52,5%. Thời gian rút dẫn lưu TSM  > 5 ngày chiếm 88,9%. Thời gian rút sonde hậu môn ≤ 5 ngày là 50,9%. Các biến chứng phát hiện trong quá trình chăm sóc người bệnh: chảy máu, nhiếm khuẩn vết mổ, rò miệng nối/ tắc ruột sau mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu và biến chứng tại hậu môn nhân tạo với tỷ lệ thấp.  Người bệnh phẫu thuật ung thư trực tràng nằm viện ≤ 8 ngày là 78,4%.

Kết luận: Chăm sóc hậu phẫu người bệnh sau phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng đóng góp một phần lớn trong thành công của một cuộc phẫu thuật cũng như của quá trình điều trị người bệnh.

Từ khóa: chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng

Abstract

Objective: To study and describe the situation of caring for patients after rectal cancer surgery at K hospital in 2021. Subjects: Patients undergoing rectal cancer surgery at K hospital from January 2021 to November 2021. Research Methods: Prospective Description. Results: There were 125 patients participating in the study: The mean age was 62.4 ± 10.1 years old; Male/Female ratio: 1.9. Rectal resection: 47.2%, ostomy: 26.4%, Hartmann’s operation: 16.8%, Miles’ operation: 9.6%.

Clinical manifestations of patients after surgery: No patient had any disturbances in consciousness after surgery. Abnormal pulse after surgery has a low frequency. Patients with fever on day 5 and 7 were 3.2% and 0.8%, respectively. Pain on the 2nd and 3rd day after surgery: 7.2% and 3.2%, respectively. Patients after surgery for colorectal cancer with bowel movements ≤ 3 days is 88%. Time to remove urine catheter ≤ 3 days accounted for 82%. Time to remove gastric tube ≤ 3 days accounted for 90.2%. Time to remove abdominal drainage > 5 days accounted for 52.5%. Time to remove perineal drainage > 5 days accounted for 88.9%. Time to withdraw transanal catheter ≤ 5 days is 50.9%. Complications discovered during patient care: bleeding, surgical site infection, anastomosis/postoperative intestinal obstruction, urinary tract infection and complications in the colostomy with low rates. Patients undergoing surgery for rectal cancer who were hospitalized for ≤ 8 days were 78.4%.

Conclusion: Postoperative care of patients after rectal resection for cancer contributes a large part to the success of a surgery as well as to the patient’s treatment process.

Keywords: patient care after rectal cancer surgery

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400