Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy tại Bệnh viện K giai đoạn 2016-2021

Tác giả: Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Thị Thu Nhung, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thu Hà

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Tổng quan: Ung thư tuyến giáp thể tủy là bệnh ít gặp. Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, xạ trị có vai trò bổ trợ quan trọng. Chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam tổng kết kết quả điều trị của nhóm bệnh này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 21 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư tuyến giáp thể tủy điều trị tại Khoa Xạ trị đầu cổ Bệnh viện K giai đoạn 2016-2021.

Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam là 1/1,625. Tuổi trung bình là 53,4 ± 13,2 [26-79]. Kích thước u trung bình là 27,1 ± 13,4 mm [8-55]. Tỉ lệ giai đoạn III, IVA, IVB lần lượt là 33,3%, 42,9% và 23,8%. Tất cả bệnh nhân đều được cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch cổ (hạch trung tâm đơn thuần: 14,3%, trung tâm và hạch cổ một bên: 47,6%, hạch trung tâm và hạch cổ hai bên: 38,1%). Chỉ định xạ trị do giai đoạn bệnh, di căn hạch hoặc u phá vỡ vỏ, chiếm 57,1%; có 4 bệnh nhân phẫu thuật R2, chiếm 19,1%. Xạ trị bằng kỹ thuật 3D là chủ yếu, 76,2%. Thời gian theo dõi trung bình là 39,45 ±12,3 tháng [7-58]. Tỷ lệ sống còn tại thời điểm 3 năm là 90,5%. Tỷ lệ tái phát tại thời điểm 3 năm là 23,8%. Độc tính cấp viêm da độ I, II và viêm trào ngược lần lượt là: 80,9%, 9,5%, 33,3%. Biến chứng muộn thường gặp là xơ cứng cổ 28,5%, chít hẹp thực quản 9,5%.

Kết luận: Ung thư tuyến giáp thể tủy là bệnh lý ít gặp, chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở nữ giới, tuổi trung bình 53,4. Kích thước u trung bình 27,1mm.  Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu, vét hạch cổ còn là vấn đề tranh cãi. Ở các bệnh nhân sau phẫu thuật có nguy cơ cao thì xạ trị có vai trò bổ trợ quan trọng giúp kiểm soát, hạn chế tỷ lệ tái phát tại chỗ, tại vùng. Bệnh có tiên lượng tương đối tốt với tỷ lệ sống thêm 3 năm là 90,5%.

Từ khóa: ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp thể tủy, phẫu thuật, xạ trị

Abstract

Background: Medullary thyroid cancer is uncommon. The main method of treatment is surgery and radiation therapy plays an important adjuvant role. There are not many studies in Vietnam that summarize the treatment results of this disease.

Material and Method: A retrospective descriptive study on 21 patients with confirmed diagnosis of medullary thyroid cancer treated at the Department of Head and Neck Radiation Oncology at Vietnam National Cancer Hospital in the period 2016-2021.

Result: The female/male ratio is 1/1,625. The mean age was 53.4 ± 13.2 [26-79]. The mean tumor size was 27.1 ± 13.4 mm [8-55]. Rates of stage III, IVA, IVB are 33.3%, 42.9% and 23.8%, respectively. All patients underwent total thyroidectomy and cervical lymphadenectomy (central lymph nodes alone: ​​14.3%, unilateral central and cervical lymph nodes: 47.6%, bilateral central and cervical lymph nodes: 38,1%). Indications for radiotherapy due to disease stage, lymph node metastasis or tumor breaking the shell (57.1%); 4 patients had R2 surgery (19.1%). Radiotherapy by 3D technique is the main, 76.2%. The mean follow-up time was 39.45 ±12.3 months [7-58]. The 3-year survival rate was 90.5%. The recurrence rate at 3 years was 23.8%. Dermatitis grades I, II and reflux inflammation are: 80.9%, 9.5% and 33.3%, respectively. Common late complications are cervical sclerosis 28.5%, esophageal stricture 9.5%

Conclusion: Medullary thyroid cancer is uncommon, accounting for 3-5% of all thyroid cancer patients. The disease is common in women, the mean age is 53.4, the average tumor size is 27,1mm. Surgery is the mainstay of treatment and cervical lymphadenectomy is controversial. In high-risk postoperative patients, radiation therapy plays an important adjuvant role in controlling and limiting local and regional recurrence rates. The disease has a relatively good prognosis with a 3-year survival rate is 90,5%.

Keywords: thyroid cancer, medullary thyroid cancer, surgery, radiation

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400