Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với Biến chứng sau phẫu thuật triệt căn của bệnh nhân Ung thư trực tràng tại Bệnh viện K năm 2021 – 2022
Tác giả: Lê Huyền Nhi, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Dung
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Ung thư trực tràng hiện đang là căn bệnh có tỷ lệ mắc rất cao, đứng thứ hai trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra phổ biến ở người bệnh ung thư trực tràng, chiếm từ 31-87% tùy thuộc giai đoạn bệnh, gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị sau phẫu thuật. Chỉ số dinh dưỡng tiên lượng (PNI) phản ánh tình trạng dinh dưỡng miễn dịch của cơ thể được coi là một chỉ số dự báo hiệu quả về các nguy cơ sau phẫu thuật. Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan giữa chỉ số PNI với biến chứng sau phẫu thuật triệt căn của 128 người bệnh ung thư trực tràng tại Bệnh viện K Cơ sở Tân Triều năm 2021-2022. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chỉ số PNI là rất cao (99,2%), trong đó mức độ suy dinh dưỡng trung bình – nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (60,9%). Điểm cắt PNI là 41,86 được tính toán dựa trên đường cong ROC (receiver operating characteristic curve) có ý nghĩa trong chẩn đoán biến chứng sau phẫu thuật ở người bệnh ung thư trực tràng với độ nhạy 54,5%, độ đặc hiệu 75%. Khi phân tích đa biến, chỉ số PNI là yếu tố nguy cơ độc lập đối với biến chứng sau phẫu thuật triệt căn ở người bệnh ung thư trực tràng. Nhóm chỉ số PNI thấp có nguy cơ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật cao hơn 1,86 lần nhóm có chỉ số PNI cao (p < 0,05)
Từ khóa: Chỉ số PNI, ung thư trực tràng, biến chứng sau phẫu thuật
Abstract
Rectal cancer currently is a disease with a very high incidence, ranking the second in gastrointestinal cancers. Malnutrition is common in rectal cancer patients, accounting for 31-87% depending on the stage of the disease, greatly affecting the outcome after surgery. The prognostic nutritional index (PNI), which reflects the body’s nutritional immunological status, is considered an effective predictor of postoperative risks. This retrospective descriptive study was conducted to evaluate nutritional status of 128 patients with rectal cancer at the Vietnam National Cancer Hospital and the association between PNI index and the postoperative complications of the study subjects. The results showed that the percentage of malnutrition according to PNI index was extremely high (99.2%), with the highest rate of moderate – severe malnutrition (60.9%). The optimal cut-off value of PNI was set at 41.86 by using the receiver operating characteristic curve (ROC). In multivariate analysis, PNI < 41.86 was an independent risk factor associated with the incidence of complications after radical surgery in patients with rectal cancer. The PNI-low group (<41.8) had a 1.86 times higher risk of postoperative complications than the PNI-high group (≥ 41.8) (p < 0.05).
Keywords: PNI index, rectal cancer, postoperative
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập