Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR di căn não bằng xạ phẫu kết hợp TKIs thế hệ 1

Tác giả: Phan Thanh Dương, Nguyễn Đức Liên, Phạm Hồng Phúc, Nguyễn Minh Thuận

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Ung thư phổi là một trong những bệnh ác tính hay gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư trên thế giới. Trong những bệnh nhân UTP KTBN, bệnh nhân di căn não có tỷ lệ độ biến gen EGFR cao hơn so với bệnh nhân không có di căn não và ngược lại, trong những BN UTP KTBN có đột biến gen, tỷ lệ di căn não (70%) vượt trội tỷ lệ di căn não trong nhóm không có đột biến gen EGFR. Trước đây, di căn não được biết đến là yếu tố tiên lượng xấu, tuy nhiên với sự tiến bộ của y học, đặc biệt là sự ra đời của thuốc điều trị đích và xạ phẫu đã cải thiện đáng kể kết quả điều trị bao gồm cả sống thêm và kiểm soát triệu chứng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR di căn não bằng xạ phẫu kết hợp TKIs thế hệ 1.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 35 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR di căn não từ tháng 7/2019 đến 6/2022. Bệnh nhân được lựa chọn di căn não từ 1 – 10 ổ, đường kính lớn nhất mỗi ổ ≤ 3 cm, chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥ 60, có đột biến EGFR, điều trị TKIs thế hệ 1 pha đầu. Bệnh nhân được xạ phẫu bằng máy Gamma Knife thế hệ Icon với liều chỉ định 20 – 24 Gy với khối u < 2cm, 18 – 20 Gy với khối u 2 – 3 cm. Bệnh nhân điều trị TKIs thế hệ 1 (erlotinib hoặc gefitinib) 1 viên/ngày. Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng triệu chứng lâm sàng và hình ảnh theo tiêu chuẩn RANO tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, và kết quả sống thêm.

Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sống thêm không tiến triển tại não tại 12 tháng là 100%, 24 tháng là 65,6%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại 12 tháng 84%, 24 tháng là 57,9%, trung vị sống thêm toàn bộ là 28 ± 3,7 tháng.

Kết luận: Xạ phẫu kết hợp TKIs là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với tổn thương di căn não của ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR.

Từ khóa: xạ phẫu, di căn não, ung thư phổi không tế bào nhỏ, đột biến gen EGFR, TKIs

Abstract

ABSTRACT: Lung cancer is one of the most common malignancies and the leading cause of death from cancer in the world. In patients with NSCLC, patients with brain metastases have a higher rate of EGFR gene mutations than others, and the infrequency of brain metastasis of NSCLC with genetic mutations outperformed the group without mutations. In the past, brain metastasis was known to be a poor prognostic factor, but with the advancement of medicine, especially the introduction of targeted therapy and radiosurgery, outcomes have been significantly improved, including survival and symptom control. Our study aims to evaluate the outcome of Gamma Knife radiosurgery combined first generation TKIs for brain metastasis of non-small cell lung cancer with EGFR gene mutations.

Methods: We analyzed 35 patients with brain metastatic non-small cell lung cancer with EGFR gene mutations from July 2019 to June 2022. Selected patients have brain metastases from 1 to 10 tumors, size ≤ 3cm, KPS score ≥ 60, EGFR gene mutation, first-generation TKI treatment. Patients were treated by stereotactic radiosurgery using Leksell Gamma Knife ICON unit (Elekta AB) with dose of 20 – 24, 18 – 20Gy for lesions measuring < 2, 2.1 – 3 cm, respectively. Patients take 1st generation TKIs (erlotinib or gefitinib) 1 tablet per day. Patients were assessed for clinical symptoms and imaging response according to RANO criteria at 6, 12 months and survival outcomes.

Results: In our study, cerebral progression-free survival rate at 12 months was 100%, 24 months was 65,6%. Overall survival rate at 12 months was 84%, 24 months was 57,9%, overall survival time was 28 ± 3,7 months.

Conclusion: Gamma Knife radiosurgery combine with TKIs is an effective treatment for brain metastasis of non-small cell lung cancer with EGFR gene mutations.

Keywords: radiosurgery, brain metastases, non-small cell lung cancer, EGFR gene mutations, TKIs.

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400X

Print ISSN

1859-400X