Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Khảo sát nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở người bệnh ung thư phổi đang điều trị

Tác giả: Đinh Thị Phương Thảo, Dương Vỹ Duyên

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người mắc bệnh ung thư phổi (UTP) có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) ở mức cao hơn các bệnh ung thư khác. Nhu cầu này ở mỗi người bệnh ung thư phổi là khác nhau và có mối liên quan với các đặc điểm nhân khẩu học. Khảo sát từ người bệnh cho thấy nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chưa được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, để cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp cho người bệnh ung thư phổi, chúng ta cần hiểu được nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và các mối liên quan đến nhu cầu này, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện.

          Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 161 người bệnh ung thư phổi đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng từ tháng 10/2020 đến tháng 06/2021. Phỏng vấn người bệnh bằng Thang đo Vấn đề và Nhu cầu Chăm sóc giảm nhẹ (PNPC).

          Kết quả: 75% người bệnh có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ về hoạt động hằng ngày, sự tự chủ, tâm lý; 50% có nhu cầu về chăm sóc triệu chứng thực thể, tinh thần, tài chính và thông tin, và 25% còn lại có nhu cầu chăm sóc về vấn đề xã hội. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ với các đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, nơi sống, trình độ học vấn và nghề nghiệp với p < 0.05.

          Kết luận: Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho từng vấn đề gặp phải là khác nhau và có mối liên quan với một số đặc điểm nhân khẩu học ở người bệnh ung thư phổi. Việc xác định chính xác các nhu cầu này cũng như mối liên quan của nó với đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh sẽ giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp, nâng cao hiệu quả chăm sóc, tăng sự hài lòng ở người bệnh.

            Từ khoá: Ung thư phổi, Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ, Mối liên quan

Từ khóa: Ung thư phổi, Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ, Mối liên quan

Abstract

Background: Needs for palliative care in lung cancer patients were higher than these other ones. Among lung cancer patients, these needs were different and related to demographic characteristics. In Vietnam, researches about palliative care are a little mentioned. The aim of study: Assessing needs for palliative care and some relationships in lung cancer patients being treated at Da Nang Oncology Hospital.

          Methods: A cross – sectional descriptive study, 161 peoples with lung cancer who were being treated at Da Nang Oncology Hospital from October, 2020 to June, 2021.

          Results: 75% lung cancer patients have needs for palliative care about activities of daily living, autonomy, psychological issues; 50% have needs related to physical symptoms, spiritual issues, financial problems and need for information; 25% have needs for palliative care about social issues. The study found a statistically significant relationship between the needs for palliative care and demographic characteristics: age, gender, place of life, education and career level with p < 0.05.

            Conclusions: Needs for palliative care in each patient with lung cancer have a different levels. Assessing these needs and relationship to improve the effectiveness of care, increasing satisfaction of patients

Keywords: Palliative care, Lung cancer, Relationship

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400