Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Vai trò của CEA trong đánh giá đáp ứng hóa trị ung thư đại trực tràng giai đoạn tái phát, di căn

Tác giả: Trần Thắng, Phan Văn Quân

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá vai trò của carcinoembryonic antigen (CEA) trong việc theo dõi đáp ứng khối u với hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) giai đoạn tái phát, di căn không mổ được tại khoa Nội 4 Bệnh viện K từ tháng 7/2017 đến tháng  7/2021.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu trên 81 bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tái phát, di căn không mổ được có tăng CEA >5ng/ml trước điều trị, sử dụng hóa chất phác đồ có Oxaliplatin hoặc Irinotecan làm nền, 6 chu kì hóa trị. Nồng độ CEA huyết tương và chụp cắt lớp vi tính (CLVT) được thực hiện trước điều trị và sau mỗi 03 chu kì hóa trị.

Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, âm tính, độ chính xác chẩn đoán của việc đánh giá đánh ứng bằng CEA đối với bệnh đáp ứng hoàn toàn và một phần lần lượt là 82,0%, 63,1%, 63,1%, 82,0%, 71,3%, đối với bệnh tiến triển lần lượt là 61,1%, 80,4%, 36,7%, 91,8%.

Kết luận: Nồng độ CEA huyết thanh có thể cung cấp thông tin hữu ích trong đáp giá bệnh đáp ứng và tiến triển ở bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tái phát, di căn không mổ được có tăng CEA trước điều trị.

Từ khóa: Ung thư đại tràng, trực tràng, giai đoạn tái phát, di căn, CEA.

Abstract

Aims: To evaluate the efficacy of carcinoembryonic antigen (CEA) for monitoring tumour response during chemotherapy in recurrent, metastatic colorectal cancer (CRC).

Patients and method: Retrospective description study of 81 recurrent, metastatic colorectal cancer patients that had initial CEA level more than 5ng/ml and treated with Oxaliplatin-based or Irinotecan-based chemotherapy. Serum CEA levels were measured and computed tomography (CT) workups were performed before chemotherapy treatments and after every 3 cycles of chemotherapy.

Results: The sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value, and diagnostic accuracy of CEA assessment for prediction of disease response (complete or partial) and progression were 82,0%, 63,1%, 63,1%, 82,0%, 71,3% and 61,1%, 80,4%, 36,7%, 91,8% respectively.

Conclusions: Serum CEA levels could be useful for monitoring tumour response and progression during chemotherapy in recurrent, metastatic colorectal cancer in patients with initially elevated CEA level.

Keywords: Colorectal cancer, recurrent, metastatic stages, CEA.

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400X

Print ISSN

1859-400X