Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

So sánh kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4/N0 bằng kỹ thuật 3D-CRT và IMRT

Tác giả: Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Thắng

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả hóa xạ trị tiền phẫu bằng kỹ thuật 3D-CRT và IMRT trong ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4/N0.

Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. Từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2020 có 85 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng trung bình hoặc thấp giai đoạn T3-T4/N0 được hóa xạ trị tiền phẫu 45-50,4Gy theo 2 kỹ thuật 3D-CRT và IMRT kết hợp với capecitabine uống vào các ngày xạ trị tại bệnh viện K. Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng theo “Tiêu chuẩn Đánh giá Đáp ứng cho U đặc” (RCIST), độc tính theo tiêu chuẩn phân độ độc tính thuốc chống ung thư của Tổ chức Y tế  thế giới ( World health organization common toxicity criteria)

Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ của nhóm được điều trị kỹ thuật 3D-CRT là 84,7%; với nhóm IMRT là 95% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p =0.652. 93,8% bệnh nhân sau điều trị HXT được phẫu thuật triệt căn ở nhóm 3D-CRT, tương ứng với nhóm IMRT là 95% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0.333 Các tác dụng phụ xạ trị trên bệnh nhân đều có xu hướng thấp hơn khi điều trị bằng kỹ thuật xạ IMRT

Kết luận: Kỹ thuật xạ trị IMRT được ứng dụng trong hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng giai đoạn T3-4/N0 là một kỹ thuật xạ  hiệu quả, an toàn, có xu hướng giảm độc tính hơn so với phương pháp 3D-CRT.

Từ khóa:

Abstract

Objective: Compare the results of neoadjuvant chemoradiation by 3D-CRT and IMRT techniques in rectal cancer stage T3-T4/N0

Patients and methods: Descriptive study. From June 2017 to June 2020, 85 patients diagnosed with middle or low rectal cancer stage T3-T4/N0 received neoadjuvant chemoradiation by 3D-CRT or IMRT techniques in K hospital. The patient was assessed to respond according to the “Resistance Evaluation Criteria for Solid Tumors” (RCIST), toxicity according to the anticancer drug toxicity classification criteria of the World Health Organization. World health organization common toxicity criteria

 Results: The overall response rate of the 3D-CRT and IMRT groups was 84.7% and 95% respectively, the difference was not statistically significant with p = 0.652. 93.8% of patients after neoadjuvant chemoradiation  underwent radical surgery in the 3D-CRT group, corresponding to the IMRT group 95%, the difference was not statistically significant with p=0.333 The side effects of radiation therapy on the disease patients tend to be lower when treated with IMRT

Conclusions: The IMRT radiotherapy technique applied in neoadjuvant for rectal cancer stage T3-4/N0 is an effective and safe radiotherapy technique that tends to reduce toxicity than the 3D-CRT method.

Keywords:

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400X

Print ISSN

1859-400X