Số 77 - 2024

15 Tháng 5, 2025

Bài báo nghiên cứu gốc | 15 Tháng 5, 2025

SO SÁNH VIỆC LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ XẠ PHẪU BƯỚU DI CĂN NÃO SRS GIỮA KỸ THUẬT VMAT VÀ KỸ THUẬT DCAT TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM

Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoài, Ngô Trung Nghĩa

DOI: https://doi.org/10.70755/vnjo.2024.77.2

Số 77 - 2024 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh và đánh giá tính phù hợp của liều vào mô đích, cũng như mức độ đáp ứng liều trên mô đích và mô lành giữa hai kế hoạch xạ phẫu não SRS (Stereotactic Radiosurgery) sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích hình vòng cung VMAT (Volumetric Modulated Arc Therapy) và kỹ thuật xạ trị cung tròn phù hợp động DCAT (Dynamic Conformal Arc Therapy). Qua đó, đề xuất phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Đối tượng và phương pháp: Dữ liệu và kết quả lập kế hoạch điều trị xạ phẫu bằng kỹ thuật VMAT của 31 bệnh nhân ung thư di căn não đơn ổ đã được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM với liều xạ 27Gy/3 phân liều. Các kế hoạch này được sử dụng lại để lập kế hoạch bằng kỹ thuật DCAT. Tiến hành so sánh và đánh giá độ tối ưu giữa hai loại kế hoạch. Từ đó, rút ra ưu điểm và hạn chế của từng kỹ thuật trong điều trị xạ phẫu cho ung thư di căn não.

Kết quả: Kế hoạch xạ phẫu bằng kỹ thuật VMAT tạo phân bố liều phù hợp với mô đích hơn so với kế hoạch xạ phẫu bằng kỹ thuật DCAT. Đồng thời, kế hoạch VMAT cũng hiệu quả hơn trong việc bảo vệ mô lành và giảm liều nhanh khi ra ngoài thể tích điều trị (PTV). Số MU (Monitor Unit – Đơn vị máy) của kế hoạch VMAT lớn gấp đôi so với kế hoạch DCAT.

Kết luận: Kế hoạch xạ phẫu bằng kỹ thuật VMAT phù hợp với các thể tích điều trị lớn có hình dạng không đồng đều và có cơ quan quý gần PTV. Tuy nhiên, xạ phẫu bằng kỹ thuật DCAT có lợi thế với các thể tích điều trị nhỏ đến rất nhỏ và có hình dạng tương đối tròn đều và có cơ quan quý xa PTV. Thời gian điều trị của kế hoạch VMAT gấp đôi so với kế hoạch DCAT.

Từ khóa: Xạ phẫu lập thể, DCAT, VMAT

Abstract

Target: To compare and evaluate the conformity of dose delivery to the target tissue, as well as the dose response in the target tissue and healthy tissue, between two stereotactic radiosurgery (SRS) treatment plans utilizing volumetric modulated arc therapy (VMAT) and dynamic conformal arc therapy (DCAT). Furthermore, to propose the optimal treatment method for patients.

Objects, methods: Data and treatment planning results from VMAT-based stereotactic radiosurgery in 31 patients with the single brain metastasis, which were treated at Ho Chi Minh City Oncology Hospital with a dose of 27Gy/3 fractions, were utilized. These plans were re-used to create corresponding plans using the DCAT technique. A comparative analysis was conducted to evaluate the optimization of both types of plans. The strengths and limitations of each technique in the treatment of brain metastases were then identified.

Results: The VMAT-based radiosurgery plan achieved better dose conformity to the target tissues compared to the DCAT-based plan. Additionally, VMAT was more effective in sparing healthy tissues and in achieving a rapid dose fall-off outside the planning target volume (PTV). The Monitor Unit (MU) count for the VMAT plan was double that of the DCAT plan.

Conclusion: VMAT-based radiosurgery is more suitable for larger treatment volumes with irregular shapes and when critical organs are close to the PTV. However, DCAT-based radiosurgery has advantages in treating small to very small volumes with relatively round shapes and when critical organs are distant from the PTV. The treatment time for the VMAT plan is twice as long as that for the DCAT plan.

Keywords: Stereotactic Radiosurgery, DCAT, VMAT

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400X

Print ISSN

1859-400X