Bài báo nghiên cứu gốc | 14 Tháng 5, 2025
ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC PHẪU THUẬT LÊN THỜI GIAN NẰM VIỆN VÀ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TỤY TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2023-2024
Tác giả: Hoàng Việt Bách, Nguyễn Huy Cương, Trần Thị Thuỷ, Đặng Bảo Ngọc, Lê Thị Hương
DOI: https://doi.org/10.70755/vnjo.2024.77.24
Số 77 - 2024 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật lên biến chứng sau phẫu thuật và thời gian nằm viện của bệnh nhân ung thư tụy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 41 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tụy có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện K từ tháng 5/2023 đến tháng 3/2024. Thông tin thu thập qua phỏng vấn, khám trực tiếp và tra cứu hồ sơ bệnh án. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có nguy cơ SDD theo bộ công cụ PG-SGA rất cao lên tới 82,9%, SDD theo BMI là 24,4% và theo Albumin là 26,8%. Nhóm bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật, tỉ lệ người bệnh có nguy cơ SDD theo PG-SGA trước phẫu thuật là 100% trong khi ở nhóm không có biến chứng tỷ lệ này là 80%, tuy nhiên kết quả chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nhóm có nguy cơ SDD theo PG-SGA có thời gian nằm viện dài hơn (13,9±8,11 ngày) so với nhóm không có nguy cơ SDD (9,43±2,30 ngày), kết quả có ý nghĩa thống kê với p=0,01. Kết luận: Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng toàn diện và can thiệp dinh dưỡng tích cực trước phẫu thuật để rút ngắn thời gian nằm viện và giảm thiểu rủi ro biến chứng sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tụy.
Từ khóa: Ung thư tụy, Tình trạng dinh dưỡng, PG-SGA
Abstract
Objective: The study was conducted to assess the impact of preoperative nutritional status on postoperative complications and hospital stay duration in pancreatic cancer patients. Patients & Methods: This cross-sectional study among 41 patients diagnosed with pancreatic cancer who underwent surgery at the Viet Nam National Cancer Hospital from May 2023 to March 2024. Data were collected through interviews, direct examinations, and medical record reviews. Results: The study showed that 82,9% of patients were at high risk of malnutrition according to the PG-SGA, 24.4% were malnourished according to BMI, and 26.8% according to human serum albumin. Among patients with postoperative complications, 100% were at risk of malnutrition according to PG-SGA before surgery, compared to 80% in the non-complication group however, this result was not statistically significant (p>0.05). Patients at risk of malnutrition according to PG-SGA had a hospital stay (13.9±8.11 days) compared to those not at risk (9.43±2.30 days), with the result being statistically significant (p=0.01). Conclusion: Comprehensive assessment and proactive nutritional intervention before surgery are necessary to shorten hospital stay duration and reduce the risk of postoperative complications in pancreatic cancer patients.
Keywords: Pancreatic cancer, Nutritional status, PG-SGA
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập