Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Biến đổi di truyền và di truyền ngoại gen của APC trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Tác giả: Vương Diệu Linh, Nguyễn Thị Việt An, Trần Hữu Thiện, Tạ Văn Tờ, Nguyễn Ngọc Quang
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm methyl hóa, đột biến gen APC và mối tương quan giữa methyl hóa APC, đột biến APC với đặc điểm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 223 mẫu UTĐTT được thu thập tại Trung tâm Giải phẫu bệnh – Sinh học phân tử, Bệnh viện K.
Phương pháp nghiên cứu: Xác định methyl hóa APC bằng MS-PCR, đột biến APC bằng giải trình tự tự động, đánh giá tương quan đặc điểm methyl hóa, đột biến APC và đặc điểm bệnh nhân bằng SPSS 20.0. Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm GPB-SHPT, Bệnh viện K từ 12/2020 – 12/2021.
Kết quả: Tỷ lệ methyl hóa APC và tần suất đột biến APC trên mẫu UTĐTT lần lượt là 33,2% và 35,9%. Không có mối tương quan giữa methyl hóa APC với các yếu tố tuổi, giới tính, vị trí khối u, phân típ mô bệnh học, độ biệt hóa, tình trạng di căn hạch Lympho, kích thước khối u và giai đoạn bệnh (p>0,05). Đột biến APC có xu hướng phổ biến ở đại tràng hơn so với trực tràng. Ngoài ra, đột biến APC tương quan thuận với bệnh nhân nữ, giai đoạn II và III, khối u kích thước >5cm, có di căn hạch Lympho (p<0,05).
Kết luận: APC là gen ức chế khối u thường bị biến đổi trong UTĐTT. Đột biến gen và bất hoạt do methyl hóa quá mức vùng promoter APC có vai trò quan trọng đối với phát sinh UTĐTT. Hiểu rõ cơ chế phân tử trong quá trình hình thành khối u cho phép khẳng định vai trò của các dấu ấn sinh học mới hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng UTĐTT
Từ khóa: Đột biến APC, methyl hóa APC, ung thư đại trực tràng
Abstract
Objectives: This study evaluated the APC hypermethylation and APC mutation; clarified their correlation with clinicopathological parameters of colorectal cancer.
Materials and methods: A total of 223 formalin-fixed, paraffin-embedded (FFPE) tumors from patients who were diagnosed with CRC at National Cancer Hospital K, Vietnam from 2020 to 2021. The methylation frequency of APC was analyzed by methylation-specific polymerase chain reaction (MS-PCR). Presence of APC mutation in exon 15 was detected using direct sequencing. SPSS 20.0 software was used to determine the associations between APC hypermethylation, APC mutation and clinicopathological characteristics.
Results: The methylation and mutation of APC were found in 33,2 and 35,9 percent of tumor tissues, respectively. APC methylation was not associated with age, patients’ gender, stage of CRC as well as tumor location, histological subtype, differentiation, Lymph node metastasis and tumor size (p>0,05). APC mutation was found to be significantly associated with colon tumors. In addition, APC mutation was positively correlated with females, stage II and III, tumor size >5cm, Lymph node metastasis (p<0,05).
Conclusion: Adenomatous polyposis coli (APC) is widely accepted as a tumor suppressor gene highly altered in colorectal cancers. Mutation and inactivation by DNA methylation of this gene is a key and early event almost uniquely observed in colorectal tumorigenesis. Understanding the molecular mechanisms of CRC tumorigenesis can be further developed as potential biomarkers in diagnosis and prognosis of colorectal cancer.
Keywords: APC mutation, APC methylation, colorectal cancer
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập