Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Chất lượng cuộc sống của phụ nữ bị ung thư vú trải qua xạ trị

Tác giả: Đoàn Dương Phương Bình

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của nữ bệnh nhân ung thư vú đã trải qua xạ trị.

Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống (CLCS) suy giảm đáng kể trong thời gian xạ trị là một trong các vấn đề quan trọng trên BN ung thư vú. Do đó việc đánh giá CLCS và các yếu tố liên quan rất quan trọng để có thể nhận định các BN có nguy cơ cao, từ đó có biện pháp hỗ trợ người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời gian xạ trị.

Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu này khảo sát CLCS của 170 nữ BN ung thư vú đang được điều trị tại khoa VHMX và Xạ tổng quát Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, được thu thập bằng bộ công cụ FACT-B, đây là bộ câu hỏi CLCS chung về ung thư vú, kết hợp thêm bộ câu hỏi FS sự mệt mỏi của BN UT vú và được nghiên cứu qua 3 thời điểm : bắt đầu xạ trị, kết thúc xạ trị , ba tháng sau khi kết thúc xạ trị. Điểm số CLCS được đánh giá theo thang điểm tổng hai bộ câu hỏi với tổng điểm 200, trong đó điểm số càng lớn thể hiện CLCS càng cao.

Kết quả:  Giá trị trung bình của CLCS ở thời điểm trước XT là 141,7(± 23,72), kết thúc XT 144,65(± 23,75) và 3 tháng sau XT 159,9 (± 32,88), CLCS của nữ BN UT vú sau 3 tháng điều trị tốt hơn thời điểm trước và kết thúc xạ. Những nữ BN có trình độ học vấn tiểu học có CLCS sẽ thấp hơn những nữ BN có trình độ Đại học trở lên (p<0,05), những bệnh lý nền đi kèm như đái tháo đường, tim mạch, cơ xương khớp… được ghi nhận có CLCS tồi tệ hơn những nữ BN không có ghi nhận bệnh lý nền kèm theo. Ngoài ra, CLCS của những nữ BN phẫu thuật vú bảo tồn tốt hơn những nữ BN phẫu thuật đoạn nhũ hay tái tạo.

Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất lượng cuộc sống của nữ BN UT vú 3 tháng sau XT cao hơn trước và trong khi XT. Ngoài ra, một số đối tượng nữ BN có trình độ học vấn thấp, có bệnh lý nền kèm theo, phương pháp phẫu thuật đoạn nhũ, tái tạo cũng là những đối tượng cần được lưu tâm.

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, ung thư vú, xạ trị

Abstract

Objectives: Survey the quality of life of woman with breast cancer during radiotherapy.

Background: The decrease of quality of life during radiotherapy is one of the serious problems among woman patients with breast cancer. Therefore, it is important to evaluate patients’ quality of life and its associated factors to identify patients at high risk, thereby implementing measures to support patients through difficult stages of the process radiotherapy and treatment.

Methods: This was a cross-sectional descriptive study design. A convenience sample of 170 woman with breast cancer patients being treated at Operate the radiation machine department and General radiation therapy departmentof the Ho Chi Minh City in Oncology hospital was recruited.Quality of life of the subjects was measured by FACT B, this is a generic set of quality of life questionnaire about breast cancer, and combined with FS questionnaire about fatigue of cancer patient. The research was studied at three times: before, at the end, and three months after the radiotherapy.The QoL score is evaluated on a combined scale of two questionnaires with an overall score of 200, in which the larger the score indicates the higher the quality of life.

Results: The mean scores of quality of life before, at the end, and three months after the RT course were 141,7(± 23,72), 144,65(± 23,75) and 159,9 (± 32,88)consecutively. There was a significant deterioration of almost all dimensions between patient’s quality of life before and at the end of the RT. Notably, the quality of life was found to be increased throughout three months after the commencement of the RT.Quality of woman patients with breast cancer after 3 months RT is better than before and at the end of the RT. Woman patients with primary education with QoL will be lower than women patients with university or higher degrees (p <0.05). The comorbidities such as diabetes disease, cardiovascular disease, musculoskeletal disease… is reported to have a worse QoL than woman patients with comorbidity. In addition, the QoL of women with breast-conserving surgery is more conservative than that of women with mastectomy or reconstructive surgery.

Conclusion: Our study shows that the quality of life of woman patients with breast cancer 3 months after RT is higher than before and during RT. In addition, a number of woman patients with low educational attainment, with morbidity and surgery methods: mastectomy and breast reconstruction surgery are also the subjects that needed attention.

Keywords: quality of life, breast cancer, radiotherapy

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400X

Print ISSN

1859-400X