Bài báo nghiên cứu gốc | 14 Tháng 5, 2025
ĐÁNH GIÁ SAI SỐ PHÂN BỐ LIỀU LƯỢNG TIA XẠ CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO DA ĐẦU BẰNG DỤNG CỤ ĐO TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ PHẪU
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng, Phan Thanh Dương
DOI: https://doi.org/10.70755/vnjo.2024.77.11
Số 77 - 2024 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy của phương pháp định dạng da đầu bằng dụng cụ đo chuyên dụng trên phần mềm lập kế hoạch xạ phẫu bằng máy Gamma Knife Icon tại bệnh viện K. Phương pháp: Nghiên cứu đánh giá 106 bệnh nhân lập kế hoạch xạ phẫu dựa trên cả hai phương pháp định dạng da đầu nêu trên. Tiêu chuẩn lựa chọn là những bệnh nhân chỉ có một tổn thương, và số bệnh nhân này được chia thành 3 nhóm dựa trên vị trí của khối u: vị trí rìa (gần da đầu) (n=35), vị trí trung tâm (n=38) và hố sau (n=33). Mỗi kế hoạch được lập trên các phương án định dạng da đầu của từng bệnh nhân, các thông số của kế hoạch bao gồm: độ bao phủ (%), tiêu chuẩn lựa chọn (%), thời gian phát tia (phút), Dmin (Gy), Dmax (Gy). Kết quả: Sự khác biệt của các thông số lập kế hoạch của các trường hợp khối u vị trí rìa: thời gian: 0.296%, độ bao phủ: 0.172%, tiều chuẩn lựa chọn: 0.175%, Dmin: 0.203%, Dmax:0%. Các trường hợp khối u vị trí trung tâm: thời gian: 0.082%, độ bao phủ: 0.218%, tiều chuẩn lựa chọn: 0.155%, Dmin: 0.435 %, Dmax:0%. Các trương hợp khối u ở vị trí hố sau: thời gian:0.007%, độ che phủ: 0.216%, tiêu chuẩn lựa chọn: 0.173%, Dmin: 0.891%, Dmax: 0.024%. Kết luận: Kết quả không có sự khác biệt thống kê của các thông số lập kế hoạch xạ phẫu giữa hai kỹ thuật định dạng da đầu bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo có thể sử dụng dụng cụ đo để định dạng da đầu bệnh nhân trong lập kế hoạch xạ phẫu. Việc này giúp giảm thời gian chụp MRI bằng cách chỉ cần chụp các lát cắt qua vị trí tổn thương thay vì phải quét toàn bộ hộp sọ của bệnh nhân để xác định da đầu bằng hình ảnh MRI.
Từ khóa: Gamma knife Icon, định dạng da đầu, xạ phẫu
Abstract
Objective: Evaluating the reliability of the skull shaping method using specialized measuring tools on radiosurgery planning software using the Gamma Knife Icon machine at K hospital. Methods: Evaluation of 106 cases of radiosurgery planning based on both of the above skull configurations. We evaluated patients with only 1 target and were divided into 3 groups based on their location: marginal (n=35), central (n=38) and posterior fossa (n=33) of the skull. For each plan we recorded the coverage (%), selectivity (%), beam on time (min), Dmin (Gy), Dmax (Gy). According to each of the 2 skull definition techniques. Results: The difference of interested parameters of the cases with target at the marginal: Time: 0.296%, coverage: 0.172%, selectivity: 0.175%, Dmin: 0.203% (p=0.561), Dmax: 0%. The cases with target at central: time: 0.082%, coverage: 0.218%, selectivity: 0.155%, Dmin: 0.435%, Dmax: 0%. The cases with target at posterior fossa: time: 0.007%, coverage: 0.216%, selectivity: 0.173%, Dmin: 0.891%, Dmax: 0.024%. Conclusion: No statistical difference was reported between the two skull contour definition techniques. So we can use the skull scaling instrument to create image of the patient’s head. It helps to reduce the time for MRI by simply taking slices through the lesion site instead of having to scan the entire patient’s skull to be able to define the head with MRI images
Keywords: Gamma Knife Icon; skull definition; manual skull scaling; radiosurgery
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập