Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Kết quả bước đầu điều trị hóa chất cảm ứng và hóa xạ đồng thời ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IVA tại bệnh viện K

Tác giả: Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Thị Thu Nhung, Ngô Thanh Tùng

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị BN ung thư vòm mũi họng giai đoạn III – IVA bằng phương pháp hóa chất cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời tại bệnh viện K.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 35 BN ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IVA được điều trị hóa chất TCF cảm ứng và hóa xạ đồng thời tại khoa Nội 1 và Xạ 1, từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2021, bệnh viện K. Theo dõi và đánh giá lâm sàng, kết quả sau điều trị hóa chất cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời.

Kết quả: 35 BN ung thư vòm mũi họng (NPC) giai đoạn III, IVA, tuổi trung bình 47.6, nam/nữ = 2.18/1; 28.6% BN giai đoạn III, 71.4 % giai đoạn IVA. 34/35 BN điều trị đủ 3 chu kì TCF cảm ứng, 94.3% đạt đáp ứng sau hóa chất cảm ứng (IC), trong đó 32/35 (91.4%) đạt ứng một phần (PR), 1/35 (2.9%) đạt đáp ứng hoàn toàn (CR); 1/35 (2.9%) BN bệnh giữ nguyên sau 3 chu kì IC, 1/35 (2.9%) BN tiến triển tại hạch sau 2 chu kì IC. Sau IC, 35/35 BN được điều trị HXĐT triệt căn, 14/35 (40%) BN xạ trị kĩ thuật IMRT/VMAT, 21/35 (60%) xạ trị kĩ thuật 3D-CRT, thời gian xạ trị trung bình là 63 ± 9 ngày. Sau điều trị, 48.6% BN đạt CR, 51.4% đạt PR. Sau thời gian theo dõi trung bình 14 tháng (từ 10 đến 21 tháng), tất cả các BN còn sống, trong đó, 4/35 (11.4%) BN tiến triển di căn xa.

Kết luận: Trên nhóm BN NPC giai đoạn III, IVA, hóa chất cảm ứng là một hướng lựa chọn điều trị cho BN với tỷ lệ đáp ứng cao, tác dụng phụ ít, giúp làm giảm trường chiếu xạ, giảm tỷ lệ tử vong do di căn xa. Tuy nhiên cần có thời gian theo dõi lâu hơn nhằm đánh giá hiệu quả thực sự của phác đồ này cũng như các nghiên cứu so sánh đối chứng so sánh giữa các phác đồ IC hoặc với HC bổ trợ.

Từ khóa: ung thư vòm xâm lấn rộng, hoá chất cảm ứng, hoá xạ trị đồng thời

Abstract

Objectives: To evaluate the treatment results of patients with nasopharyngeal cancer stage III-IVA by induction chemotherapy and concurrent chemoradiotherapy at Viet Nam National Cancer Hospital

Material and Method: A retrospective study included 35 patients with stage III, IVA nasopharyngeal cancer, which were treated by TCF regimens followed by concurrent chemoradiotherapy in Viet Nam National Cancer Hospital from 12/2019 to 8/2021. Monitoring and evaluating clinical, response rate and survival after treatment.

Result: 35 patients with stage III, IVA nasopharyngeal cancer, median age: 47.6, male/female : 2.18/1. 28.6% patient stage III, 71.4% stage IVA. 34/35 patients had 3 cycles of TCF, 94.3% patients had response after IC, 32/35 (91.4%) had PR, 1/35 (2.9%) had CR, 1/35 (2.9%) had SD. After 2 cycles of TCF, 1/35 (2.9%) had PD and switched to concurrent chemoradiotherapy. After IC, 100% patients had concurrent chemoradiotherapy, 14/35 (40%) had radiotherapy with IMRT/VMAT, 21/25 (60%) had 3D-CRT. Median time for RT is 63 ± 9 day. After treatment, 48.6% had CR, 51.4% had PR. With a median 14 months following up (from 10 to 21 months), all of the patients are alive, but 4/35 (11.4%) had distant metastases.

Conclusion: With nasopharyngeal cancer stage III, IVA, induction chemotherapy is a safe, effective treatment strategy to increase response rate, reduce the radiation volume, decrease mortality due to distant metastases. However, a longer follow-up is necessary to evaluate the efficacy of this regimen as well as comparative control studies comparing between IC regimens or with adjuvant chemotherapy.

Keywords: advanced nasopharyngeal cancer, induction chemotherapy, concurrent chemoradiotherapy

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400