Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Kết quả phẫu thuật ung thư tuyến nước bọt mang tai tại bệnh viện K
Tác giả: Ma Chính Lâm, Lương Thị Minh Hương, Ngô Xuân Quý, Ngô Quốc Duy
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật ung thư tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt mang tai được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K trong thời gian từ T1/2016 – T12/ 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: Tuổi trung bình 50,93; nam/nữ:1,5/1; khối u T4 chiếm tỷ lệ cao nhất 65,5%; 25,0% bệnh nhân có di căn hạch; mô bệnh học: ung thư biểu mô biểu bì nhầy 40,0% ung thư biểu mô dạng tuyến nang 15,0%; 98,3% phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến; vét hạch cổ 41,7%; liệt mặt sau mổ là 50,0% trong đó liệt mặt vĩnh viễn 30,0%, 20,0% liệt mặt có hồi phục sau 6 tháng; hội chứng Frey 10,0%. Kết luận: Ung thư tuyến nước bọt mang tai thường xuất hiện ở tuổi trung niên, u phát triển âm thầm nên chẩn đoán thường muộn, mô bệnh học đa dạng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, bên cạnh đảm bảo diện cắt, bảo tồn thần kinh là mối quan tâm hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Từ khóa: Ung thư tuyến nước bọt mang tai, phẫu thuật, biến chứng.
Abstract
Objectives: To report clinical, subclinical, and evaluate the early results of treatment for primary parotid cancer at Vietnam National Cancer Hospital. Subjects and methods: A retrospective cohort study followed up 60 patients with parotid cancer who were treated at K Hospital from 1/2016 to 12/2021. Results: mean of age 50,93; male/female ratio:1,5/1; T4 stage was the most common with 65,5%; node positive 25,0%; histopathology: mucoepidermoid carcinoma 40,0%, adenoid cystic carcinoma 15,0%; 98,3% total parotidectomy; selective neck dissection: 41,7%; facial nerve palsy: 30,0%; 20,0% case with facial nerve palsy were recovered after 6 months; Frey’s syndrome 10,0%. Conclusion: Parotid cancer occurs most commonly in older adults. The tumor stage was advanced due to hidden symptoms. Surgery was the mainstay of treatment for malignant salivary gland tumors. Besides negative surgical margins can be achieved, facial nerve preservation is significant to ensure the patient’s quality of life
Keywords: Parotid cancer, surgery, complication.
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập