Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Kết quả sớm phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi + thanh quản trong điều trị ung thư đáy lưỡi giai đoạn T4a

Tác giả: Nguyễn Viết Chiến, Nguyễn Tiến Hùng, Hoàng Văn Nhạ

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi + thanh quản trong điều trị ung thư đáy lưỡi giai đoạn T4a.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 12 bệnh nhân ung thư đáy lưỡi giai đoạn tiến triển được phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi + thanh quản. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không đối chứng.

Kết quả: Tuổi trung bình là 52,1. Tất cả bệnh nhân đều có u xâm lấn thanh quản (khoang trước thanh thiệt và/hoặc thượng thanh môn), 100% bệnh nhân ở giai đoạn T4a. Di căn hạch cổ chiếm 41,7%. 12 bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi + thanh quản, trong đó có 3 bệnh nhân có kèm theo cắt đoạn xương hàm dưới, 1 bệnh nhân có cắt xương hàm dưới kiểu marginal. Tất cả đều được tạo hình phần khuyết hổng bằng vạt da cơ ngực lớn. Biến chứng sau mổ xảy ra ở 4 bệnh nhân, trong đó 1 bệnh nhân xuất hiện lỗ rò. 8 bệnh nhân (66,7%) được tiếp tục cho ăn bằng đường miệng mà không cần đặt sonde dạ dày. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và không bệnh sau 2 năm lần lượt là 58,3% và 50%.

Kết luận: Phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi + thanh quản là khả thi và an toàn. Nó nên được cân nhắc như một lựa chọn điều trị cho bệnh nhân ung thư đáy lưỡi giai đoạn T4a.

Từ khóa: Ung thư đáy lưỡi, cắt toàn bộ lưỡi, cắt toàn bộ lưỡi + thanh quản.

Abstract

Objective: To describe some clinical features and evaluate the primary results of total glosso-laryngectomy for advanced cancer of the base of tongue.

Patients and methods: Uncontrolled clinical trial of 12 patients suffering of advanced cancer of the base of tongue underwent total glosso-laryngectomy.

Results: Mean age was 52.1. All patients had tumors invading the larynx (pre-epiglottic space and/or supraglottis). 100% of patients at stage T4a. Cervical lymph node metastasis accounts for 41,7%. 12 patients underwent total glosso-laryngectomy, including 3 patients with segmental mandibulectomy, 1 patients with marginal mandibulectomy. All patients were reconstructed using pectoralis major myocutaneous flap. Postoperative complications occurred in 4 patients, 1 of which developed fistula formation. Oral feeding without the need for a gastrostomy tube was resumed in 8 patients (66,7%). 2 – year overall survival and 2 – year disease free survival were 58,3% and 50%, respectively.

Conclusions: Total glosso-laryngectomy is feasible and safe. It should be considered as a treatment option for patients with advanced cancer of the base of tongue.

Keywords: Base of tongue cancer, total glossectomy, total glosso-laryngectomy.

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400