Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Kết quả sớm phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở người cao tuổi tại khoa ngoại tổng hợp quán sứ
Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Văn Trọng, Kim Văn Vụ, Hoàng Anh, Nguyễn Trọng Đạt, Bùi Long
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc diểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật triệt căn cắt gần toàn bộ dạ dày, vét hạch D2 ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) dạ dày ở người cao tuổi tại Khoa Ngoai Tổng hợp Quán Sứ, Bệnh viện K.
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 91 bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật triệt căn tại Khoa Ngoai Tổng hợp Quán Sứ từ 1/2021-11/2021.
Kết quả: Tuổi trung bình: 66,6 ± 6,4 (61 – 84 tuổi); tỷ lệ nam/nữ = 2,03/1; triệu chứng lâm sàng hay gặp : đau thượng vị (78%), xuất huyết tiêu hóa( 24,2%), hẹp môn vị( 15,4%); 46,1% bệnh nhân có bệnh lý nền đi kèm, trong đó tăng huyết áp (33%) và đái tháo đường (11%); thể mô bệnh học: UTBMT kém kết dính (35,1%), UTBMT biệt hóa vừa(27,5%); độ xâm lấn u đa phần T4a(41%), T1(7,7%); 54% đã có di căn hạch, số hạch trung bình vét được:14,2±6,0, số hạch di căn trung bình: 3,18±5,48; thời gian có trung tiện: 3,2±0,57 ngày; thời gian cho ăn trở lại: 3,72±0,58 ngày, thời gian rút dẫn lưu: 7,02±0,84 ngày, thời gian nằm viện: 10,64±3,02 ngày; biến chứng sau PT là 14,3% trong đó viêm phổi 5,5%, không có BN nào phải mổ lại và không có tử vong sau mổ.
Kết luận: Phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở người cao tuổi có thể tiến hành an toàn nhưng cần phải đánh giá kỹ giai đoạn bệnh, chỉ số toàn trạng và tình trạng bệnh lý nền đi kèm.
Từ khóa: ung thư dạ dày, phẫu thuật triệt căn, người cao tuổi
Abstract
Objectives: To evaluate the clinicalpathologic features and early results of radical gastrectomy in elderly patients with gastric carcinoma in K Hospital.
Patients and methods: A total of 91 patients older than 60 years old with radical gastrectomy prospectively reviewed during the period from 1/2021 to 11/2021.
Results: Of the 91 patients, the mean age was 66,6 ± 6,4 (61 – 84), the gender ratio was 2,03:1; the most common clinical sign was epigastric pain (78%), gastrointestinal bleeding (24,2%), pyloric stenosis (15,4%); hypertension (33%), diabete (11%); histologic types: carcinoma poorly differentied (35,1%), moderated differentied (27,5%); deep of tumor invasion: T4a (41%), T1(7,7%); 54% node metastasis, the mean of node harvested: 14,2±6,0 and of node metastasis was 3,18±5,48; the mean time to first passage of flatus: 3,2±0,57 days; the mean time for beginning oral feeding was 3,72±0,58 days; hospital day: 10,64±3,02 days; operative morbidity rate was14,3%, pneumonia was the most common complication (5,5%); no postoperative mortality.
Conclusion: Radical gastrectomy for gastric adenocarcinoma in elderly patients can be performed safely, but it is necessary to carefully evaluate the disease stage, performance status, and medical condition.
Keywords: gastric cancer, elderly patients, radical surgery
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập