Bài báo nghiên cứu gốc | 15 Tháng 5, 2025
KHẢO SÁT TÁC DỤNG PHỤ NÔN VÀ BUỒN NÔN DO HÓA TRỊ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI KHOA UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Diệu Tố
DOI: https://doi.org/10.70755/vnjo.2024.77.15
Số 77 - 2024 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nôn, buồn nôn do hóa trị (CINV) ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến CINV ở bệnh nhân ung thư vú tại khoa Ung Bướu – Bệnh viện Đà Nẵng.
Đối tượng: 52 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I-III được điều trị hóa chất hỗ trợ hoặc tân hỗ trợ tại khoa Ung Bướu – Bệnh viện Đà Nẵng từ 1/2022 – 7/2023.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: 52 bệnh nhân trải qua 288 chu kì, số chu kỳ hóa trị có nôn hoặc buồn nôn thì phần lớn đều tác động đến chất lượng cuộc sống (FLIE ≤ 54), chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,2% và 83,3%. Độc tính nôn và buồn nôn xảy ra đa số ở 4 chu kỳ hóa trị đầu tiên, và có xu hướng giảm dần ở các chu kỳ tiếp theo. Trong đó, chu kỳ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất về cả độc tính nôn và buồn nôn lần lượt là 55,8% và 48,1%. Các yếu tố như mất ngủ, lo lắng trước truyền hóa trị, mệt mỏi, tiền sử say tàu xe hoặc nôn nghén, mong đợi nôn và/ hoặc buồn nôn trước khi bắt đầu truyền hóa trị, nôn/ buồn nôn trước hóa trị có tác động đáng kể đến nôn/ buồn nôn (p < 0,05). Phác đồ hóa trị có Anthracycin (AC-T hoặc AC-T dd) và Platinum (TCH) là tăng nguy cơ CINV với p = 0,002. Đặc biệt, phác đồ liều dày (AC-T chu kỳ 14 ngày) có tác động đến CINV hơn so với liều thường quy (AC-T chu kỳ 21 ngày) với p = 0,023.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân trải qua nôn/ buồn nôn đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ CINV. Từ đó có thể hỗ trợ bác sĩ và điều dưỡng trong việc tối ưu hóa hơn nữa kiểm soát CINV đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ có thể xác định được và dự phòng thuốc chống nôn hiệu quả đối với bệnh nhân ung thư vú điều trị phác đồ hóa trị AC hoặc Carboplatin AUC ≥ 4.
Từ khóa: nôn, nôn do hoá trị, chất lượng cuộc sống
Abstract
Objective: Determine the incidence of chemotherapy-induced nausea and vomiting (CINV) affecting quality of life and factors related to CINV in breast cancer patients at the Oncology Department – Da Nang Hospital.
Patients and methods: 52 stage I-III breast cancer patients received adjuvant or neoadjuvant chemotherapy.
Results: Fifty-two patients underwent 288 cycles, the number of chemotherapy cycles with vomiting or nausea mostly affected the quality of life (FLIE ≤ 54), accounting for 83,2% and 83,3%, respectively. Nausea and vomiting occur mostly in the first four cycles of chemotherapy and tend to decrease in subsequent cycles gradually. Among them, the second cycle accounts for the highest rate of both nausea and vomiting at 55,8% and 48,1%, respectively. Insomnia, anxiety before chemotherapy, fatigue, history of vomiting during pregnancy or motion sickness, the expectation of vomiting and nausea before starting chemotherapy, and vomiting/nausea before chemotherapy are some of the patient-related factors that have a higher risk of emesis/ nausea (p < 0,05). Chemotherapy regimens containing Anthracycline (AC-T or AC-T dd) and Platinum (TCH) increased the risk of CINV (p = 0,002). In particular, the dose dense regimen (AC-T cycle 14 days) had more impact on CINV than the regular dose (AC-T cycle 21 days) with p = 0,023.
Conclusions: The study results highlighted that a significant proportion of patients experienced vomiting/nausea that affected their quality of life, as well as determining risk factors that increased the risk of CINV. The findings may help nurses and physicians further optimize the control of CINV for patients with identifiable risk factors and effectively antiemetic prophylaxis for breast cancer patients treated with AC or Carboplatin chemotherapy regimen AUC ≥ 4.
Keywords: vomiting, nausea, chemotherapy-induced nausea and vomiting (CINV)
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập