Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Nhận xét kết quả chăm sóc người bệnh sốt hạ bạch cầu sau hóa trị tại khoa hồi sức cấp cứu – Bệnh viện K và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sốt hạ bạch cầu là một trong những tác dụng không mong muốn của phương pháp hóa trị cho người bệnh ung thư và là nguy cơ gây nhiễm khuẩn mắc phải. Vai trò của Điều dưỡng rất quan trọng trong việc chăm sóc và theo dõi người bệnh hạ bạch cầu có sốt đặc biệt đối với những người bệnh có thể trạng yếu phải nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm của người bệnh hạ bạch cầu có sốt sau hóa trị và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế mô tả tiến cứu, thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án kết hợp quan sát, thăm khám trên 95 người bệnh ung thư tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K từ tháng 3/2019 đến tháng 8/2020.Kết quả:Trong 95 người bệnh tham gia nghiên cứu có đến 69,5% ở tình trạng hạ bạch cầu độ IV, hạ bạch cầu độ III là 18,9%. Tỷ lệ người bệnh khỏi bệnh tiếp tục quay lại điều trị hóa chất và tỷ lệ người bệnh có diễn biến xấu là bằng nhau với 35,8%. Phân độ hạ bạch cầu và thời gian người bệnh phát hiện triệu chứng sốt hạ bạch cầu là những yếu tố liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc của người bệnh.
Từ khóa: Sốt, hạ bạch cầu, ung thư, hóa trị
Abstract
Background: Leukopenia fever is one of the most common side effects of chemotherapy for cancer patients and is a risk factor for infections. The role of the Nurse is very important in the care and follow-up of febrile neutropenic patients, especially for those with poorer condition who must be hospitalized in the Emergency careDepartment. Objectives: Describe some characteristics of febrile neutropenic patients after chemotherapy and identify some factors related to treatment and care outcomes. Subjects and methods: Prospective descriptive design, information collection from medical records combined with observation and examination on 95 cancer patients at the Intensive Care Unit, K Hospital since March 2019 until August 2020. Results: In 95 patients participating in the study, 69.5% had grade IV leukopenia, grade III leukopenia was 18.9%. The rate of patients who recovered and continued to return to chemotherapy and the rate of patients with bad progress were equal with 35.8%. The grade of leukopenia and the time when the patient detects the symptoms of febrile neutropenia are factors related to the outcome of treatment and care of the patient.
Keywords: Fever, leukopenia, cancer, chemicals
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập