Số 77 - 2024

15 Tháng 5, 2025

Bài báo nghiên cứu gốc | 15 Tháng 5, 2025

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT MARKER DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ĐỂ ĐỊNH VỊ HẠCH NÁCH TRONG UNG THƯ VÚ

Tác giả: Lã Thị Tiềm, Nguyễn Thu Hương, Lê Ngọc Mây, Đặng Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Hoàng

DOI: https://doi.org/10.70755/vnjo.2024.77.12

Số 77 - 2024 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Trong quản lý ung thư vú (UTV) có di căn hạch nách, điều trị tân bổ trợ đã trở thành tiêu chuẩn để thu nhỏ khối u và hạ giai đoạn hạch nách, cải thiện kết quả phẫu thuật. Tại Việt Nam, phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách triệt căn vẫn là quy trình thường quy sau tân bổ trợ. Tuy nhiên, sự tiến bộ trong điều trị tân bổ trợ đã giúp nhiều bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn, chuyển từ N(+) về N0 trên lâm sàng và giải phẫu bệnh, gây thách thức trong việc quyết định có cần vét hạch nách triệt căn. Sinh thiết hạch cửa được đề xuất như một giải pháp thay thế, nhưng tỷ lệ âm tính giả cao (12,6% – 24,3%) có thể dẫn đến bỏ sót hạch di căn, ảnh hưởng đến tiên lượng và điều trị. Do đó, cần cải thiện quản lý hạch nách sau tân bổ trợ, các phương pháp để chẩn đoán và can thiệp định vị hạch nách là rất cần thiết để tối ưu hóa điều trị, giảm thiểu phẫu thuật không cần thiết và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp UTV giai đoạn IB có di căn hạch nách, được chỉ định điều trị hóa chất tân bổ trợ, đặt marker khối u vú, đặt marker hạch nách di căn (hạch mục tiêu).

Kết quả: Bệnh nhân được quản lý hạch nách thành công sau điều trị tân bổ trợ bằng kỹ thuật sinh thiết hạch cửa và lấy hạch mục tiêu.

Kết luận: Đặt marker dưới hướng dẫn siêu âm cho thấy hiệu quả cao trong quản lý hạch nách sau điều trị tân bổ trợ ở bệnh nhân UTV, giảm nguy cơ bỏ sót hạch di căn và cải thiện kết quả điều trị.

Từ khóa: Ung thư vú, marker, sinh thiết hạch cửa, lấy hạch mục tiêu.

Abstract

Objective: In the management of breast cancer (BC) with axillary lymph node (ALN) metastasis, neoadjuvant therapy has become the standard treatment, with the goal of tumor shrinkage and downstaging of axillary nodes, improve surgical outcomes. In Vietnam, the routine treatment after completion of neoadjuvant therapy typically involves breast surgery and axillary lymph node dissection (ALND). However, the advancements of neoadjuvant therapies have led to many patients achieve a complete response, transitioning from N(+) to N0 in both clinical imaging and pathological evaluation, presents a challenge in deciding whether to proceed with ALND. Sentinel lymph node biopsy (SLNB) has been proposed as an alternative; however, this method has a high false-negative rate (FNR) (12.6% – 24.3%) which may result in missing metastatic nodes, thereby affecting prognosis and treatment. Therefore, improving the management of axillary lymph nodes post-neoadjuvant therapy, diagnostic and interventional methods to locate axillary lympho node are essential, to optimize treatment, minimizing unnecessary surgery, and enhancing the quality of life for patients.

Materials and methods: Report a case of stage IB breast cancer with axillary lymph node metastasis, indicated for neoadjuvant chemotherapy. A marker was placed in the breast tumor and the metastatic axillary node (target node).

Results: The patient was successfully managed for axillary lymph nodes post-neoadjuvant therapy using sentinel lymph node biopsy combined with targeted node removal.

Conclusion: Ultrasound-guided marker placement shows high efficientcy in managing axillary lymph nodes after neoadjuvant therapy in breast cancer patients, helping to minimize the risk of missing metastatic nodes and improving treatment outcomes.

Keywords: Breast cancer, marker, sentinel lymph node biopsy, targeted axillary dissection.

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400X

Print ISSN

1859-400X