Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Công tác chăm sóc hô hấp sớm trên người bệnh phẫu thuật tạo hình thực quản tại khoa hồi sức tích cực – bệnh viện K năm 2021

Tác giả: Phí Thị Nguyệt, Bùi Thị Thu Thương

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của người bệnh (NB) và thực trạng công tác chăm sóc hô hấp sớm của điều dưỡng (ĐD) trên người bệnh (NB) phẫu thuật tạo hình thực quản (PTTHTQ) tại khoa Hồi Sức Tích Cực (HSTC) năm 2021. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu chùm ca bệnh gồm 31 NB sau PTTHTQ tại khoa HSTC bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Thông tin được lấy từ hồ sơ bệnh án và qua phát vấn, quan sát ghi nhận theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.Kếtquả: tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 57,23 ±6,77, chủ yếu ở nhóm từ 50-60 tuổi (54,8%). Trong NC nam giới chiếm 100%. Có 29% NB dùng rượu, thuốc lá thường xuyên, 19,4% NB có bệnh mắc kèm và 29% NB đã hoá xạ trước PT. Thời gian thở máy trung bình sau PT là 374,8 ±64,5 phút. Giảm đau ngoài màng cứng sau PT chiếm 87,1%. Điểm đau giảm nhanh theo ngày(4đ xuống 2đ). Thời gian điều trị trung bình tại khoa HSTC là 4,5±1,3 ngày. Khả năng tự ho khạc đờm của nhóm NB đã hoá xạ kém hơn nhóm chưa hoá xạ(55,6%<72,7%). Nhóm NB có bệnh mắc kèm thời gian điều trị hồi sức dài hơn nhóm không có bệnh mắc kèm (5,5 ngày> 4,3 ngày), khả năng ho khạc đờm cũng kém hơn(33,3%<76%). Công tác khí dung và vỗ rung của điều dưỡng được thực hiện khá đầy đủ (90,3 – 100%). Kết luận: Bệnh mắc kèm và hóa xạ trước phẫu thuật làm tăng thời gian nằm điều trị tại khoa HSTC và giảm chức năng hô hấp của NB sau PT.Công tác chăm sóc hô hấp của điều dưỡng được thực hiện tốt và khá đầy đủ(90 – 100%). Chăm sóc nhóm NB đã hóa xạ trước PT, có bệnh mắc kèm và nghiện rượu gây nhiều khó khăn và tăng khối lượng công việc cho điều dưỡng.

Từ khóa: Phẫu thuật tạo hình thực quản, Chăm sóc hô hấp

Abstract

Objectives: Describe the patient’s score and perform the work of early respiratory operation of the nurse on the patient who was reconstruction of the esophagus with plastic surgery techniques at the intensive care unit department in 2021. Subjects – Methods Research: Research on tissue models.  Describes the process of a cluster of 31 patients after reconstruction of the esophagus with plastic surgery techniques at the intensive care unitDepartment of KHospital , Tan Trieu campus.  Information is obtained from medical records and through problems, observations recorded according to a set of pre-designed questionnaires. Result: The average age of the group of the Research is 57.23 ±6.77, predominantly at the group from 50-60 (54.8%). Male hold 100%.  There were 29% of patients who used alcohol and tobacco regularly, 19.4% of patients with comorbidities and 29% of patients who had chemotherapy before surgery.  The period time of mechanical ventilation after surgery was 374.8 ±64.5 minutes.  The hardfork pain relief after surgery accounted for 87.1%.  Sore points Rapidly reduced by day. The average time spent at the HSTC department is 4.5 ±1.3 days. The ability of cough and sputum of patients receiving chemotherapy was worse than that of patients without chemotherapy (55.6% < 72.7%).  The group of co morbidities patient will has recovered time longer than the group of patients without co morbidities (5.5 days > 4.3 days), the ability to cough up is also worse (33.3% <76%). Aerosol and vibration of nursing are performed quite fully (90.3 – 100%). Conclusion: Comorbidityand chemotherapy before surgery will increase the time of the treatment in intensive care unit department and reduces the respiratory function of the patient after surgery.  The respiratory operation of the nurses is well executed and mostly completed (90 – 100%).  Caring for the group of patients who received chemotherapy before surgery, had comorbidities and alcoholism caused many difficulties and increased the workload for nurses.

Keywords: Reconstruction of the esophagus with plastic surgery techniques, Respiratory care

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400