Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Nghiên cứu sự biểu hiện Protein sửa lỗi bắt cặp sai (MMR) trong ung thư biểu mô tuyến đại-trực tràng giai đoạn II tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ

Tác giả: Võ Văn Kha, Trần Thị Hương Lý, Hoàng Đức Trình

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong ung thư biểu mô tuyến đại-trực tràng, việc xác định tình trạng biểu hiện protein sửa lỗi bắt cặp sai có ý nghĩa trong tiên lượng và dự đoán đáp ứng với hóa trị 5-FU.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học, tỉ lệ mất biểu hiện các protein sửa lỗi bắt cặp sai (MMR) trong ung thư biểu mô tuyến đại-trực tràng giai đoạn II và mối liên quan giữa mất biểu hiện MMR với các đặc điểm mô bệnh học.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại-trực tràng.

Kết quả: Ung thư biểu mô tuyến chiếm 91,7% và loại ung thư biểu mô tuyến dạng nhầy/tế bào nhẫn/vi nhú 8,3%. Độ mô học thấp 93,1%, độ mô học cao 6,9%. Tỉ lệ mất biểu hiện các protein lần lượt là: MLH1: 22,2%, MSH2: 20,8%, MSH6: 22,2% và PMS2: 19,4%. Tỉ lệ dMMR là 38,9%. Ghi nhận không có mối liên quan giữa mất biểu hiện các protein MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 với loại mô học, độ mô học của khối u.

Kết luận: Loại ung thư biểu mô tuyến điển hình chiếm ưu thế (91,7%), khối u có độ mô học thấp chiếm khá cao (93,1%). Tỉ lệ dMMR: 38,9%, các protein mất biểu hiện có MLH1 chiếm cao nhất (22,2%), thấp nhất là PMS2 (19,4%). Ghi nhận không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mất biểu hiện các protein MSH2, MSH6, PMS2 với loại mô học, độ mô học của khối u.

Từ khóa: protein sữa lỗi bắt cặp sai, bất ổn định vi vệ tinh, hóa mô miễn dịch, ung thư đại-trực tràng

Abstract

Background: In colorectal adenocarcinoma, it is critical to determine the expressions of mismatch repair proteins that are strongly associated with the prognosis and the response prediction to 5-FU chemotherapy.

Objectives: Describe the histopathological characteristics, determine the percentage of loss expression of mismatched error-correcting proteins (MMR) of stage II colorectal adenocarcinoma, as well as their involvement with the histopathological characteristic of colorectal.

Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 72 patients diagnosed as colorectal adenocarcinoma.

Results: The adenocarcinoma type accounted almost for 91,7%, and mucous or ring cell and micropapillary adenocarcinoma type accounted for 8,3 %. The low-grade carcinoma and high-grade carcinoma were respectively 93,1% and 6,9%. The rate of dMMR was 38,9% and the rates of loss expression of each protein types by immunohistochemistry stained technique were 22,2% for MLH1, 20,8% for MSH2, 22,2% for MSH6 and  19,4% for PMS2, respectively. There was not a significant correlation between the loss of proteins expression with pathohistological type, and pathohistological grade.

Conclusion: The adenocarcinoma was the major type of colorectal adenocarcinoma (91,7%). Almost tumors have had histological low-grade (93,1%). The rate of loss of MLH1 protein was highest (22,2%), whereas the rate of loss of PMS2 protein was lowest (19,4%). The total rate of dMMR was 38,9%. There was no significant correlation between the loss of MSH2, MSH6, PMS2 proteins expression with histopathological type and histopathological grade.

Keywords: mismatch repair, microsatellite instability, immunohistochemistry, colorectal cancer

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400