Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc (SIRT) với hạt vi cầu phóng xạ YTTRIUM-90 tại Bệnh viện Bạch Mai

Tác giả: Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Phạm Cẩm Phương, Phạm Văn Thái, Nguyễn Duy Anh, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông, Trịnh Hà Châu, Lê Văn Khảng, Đỗ Đăng Tân, Lê Đức Thọ

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp xạ trị trong chọn lọc (Selective Internal Radiation Therapy: SIRT) với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng nghiên cứu: 124 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan có chỉ định xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y-90.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu.

Kết quả nghiên cứu: Các bệnh nhân có giá trị trung vị của shunt gan-phổi là 3,1%, tỉ số T/N trung vị là 8,7; liều điều trị Y-90 là 1,15±0,37 GBq; giá trị trung vị của liều hấp thụ phóng xạ tại u là 222,4Gy, vào nhu mô gan lành là 27,3Gy, vào nhu mô phổi là 1,9Gy. Kết quả theo dõi sau 6 tháng điều trị cho thấy: Tỉ lệ đáp ứng chung là 69,9% trong đó có 38,6% các khối u mục tiêu đáp ứng hoàn toàn sau điều trị, 8,4% đáp ứng một phần, bệnh ổn định là 22,9%, có 30,1% khối u tiến triển sau điều trị. Theo dõi trên 95 bệnh nhân trong gần 10 năm sau điều trị thấy thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 25 tháng, dài nhất 59 tháng. Tỉ lệ sống còn toàn bộ sau 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm lần lượt là 54,7%, 17,9%, 9,5%, 5,3%. Chỉ có 26,4% bệnh nhân xuất hiện tác dụng không mong muốn sau điều trị, hầu hết đều ở mức độ nhẹ không nghiêm trọng.

Kết luận: Phương pháp xạ trị trong chọn lọc (SIRT) là kỹ thuật mới, có hiệu quả điều trị tốt, ít biến chứng, có thể áp dụng cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan các giai đoạn từ sớm cho tới giai đoạn tiến triển.

Từ khóa:

Abstract

Objective: To evaluate the effectiveness of Selective Internal Radiation Therapy (SIRT) with radioactive microspheres Y-90 in the treatment of hepatocellular carcinoma (HCC) at Bach Mai hospital.

Research subjects: 124 patients with confirmed diagnosis of hepatocellular carcinoma with indications for radiotherapy in selective use of radioactive microspheres Y-90.

Methods: Cross-sectional descriptive, retrospective combined with prospective.

Research results: Summarize and evaluate on 124 patients with HCC receiving radiotherapy in selective with radioactive microspheres Y-90. Results: The average age of the group of patients is 59 years old, of which men account for 87.9%, women are 12.1%; 81.5% of patients had hepatitis virus infection. Intermediate stage (B) accounted for 63.7%, advanced stage (C) accounted for 23.4%. The patients had a median value of liver-lung shunt of 3.1%, the median T/N ratio was 8.7; therapeutic dose Y-90 is 1.15±0.37 GBq; The median value of radiation absorbed dose in tumors is 222.4Gy, in healthy liver parenchyma is 27.3Gy, in lung parenchyma is 1.9Gy. The follow-up results after 6 months of treatment showed that: The overall response rate was 69.9%, of which 38.6% of the target tumors responded completely after treatment, 8.4% had a partial response, stable disease was 22.9%, there were 30.1% tumor progression after treatment. Following up on 95 patients for nearly 10 years after treatment, the mean overall survival time was 25 months, the longest was 59 months. The overall survival rates after 1 year, 2 years, 3 years, and 4 years were 54.7%, 17.9%, 9.5%, and 5.3%, respectively. Only 26.4% of patients had unwanted effects after treatment, most of them were mild and not serious.

Conclusion: The protocol for treating HCC with Selective Internal Radiotherapy (SIRT) by Y-90 radioactive microspheres has been established, approved by the Ministry of Health and standardized for routine application at Bach Mai hospital and other hospitals throughout the country. This is an effective, and safe, low-complication treatment method, bringing new hope and life chances to many hepatocellular carcinoma patients in Vietnam.

Keywords:

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400