Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Đánh giá hiệu quả của morphine trong điều trị khó thở cho bệnh nhân ung thư tại khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện ung bướu TPHCM

Tác giả: Đặng Huy Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Mỹ Ngân

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: [1] Đánh giá sự cải thiện tình trạng khó thở sau khi dùng morphine thông qua sự thay đồi các biểu hiện lâm sàng và chỉ số SpO2 của bệnh nhân. [2] Khảo sát tính an toàn của morphine khi sử dụng ở bệnh nhân khó thở: tử vong do suy hô hấp và các tác dụng phụ khác. (3) Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau điều trị.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.

Đối tượng: Tất cả bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn điều trị nội trú tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có tình trạng khó thở được điều trị bằng morphine.

Kết quả: Từ tháng 02/2021 đến tháng 12/2021 tại khoa CSGN, chúng tôi ghi nhận được 31 bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, chủ yếu trên 50 tuổi, ECOG = 2 hoặc 3. 70% số ca có u tại đường hô hấp, gần 60% số BN khó thở do nguyên nhân chèn ép hoặc tắc nghẽn cơ học, 30% BN bị viêm phổi, 15% liên quan bệnh hệ thống và 25% do nguyên nhân khác. Trước khi sử dụng morphine, tần số thở trung bình là 26,4 lần/ phút, 83,9% BN có tình trạng co kéo lồng ngực vừa và nặng, điểm số NRS trung bình là 7,8, chỉ số SpO2 trung bình là 90,8%. Theo dõi 72 giờ sau khi BN sử dụng morphine, trung bình điểm NRS còn 3 điểm (p < 0,01). Chỉ số SpO2 trung bình là 93,7 ± 2,5 %. Trung bình nhịp thở giảm khoảng 05 lần/ phút, tức là còn 21,2 ± 2,8 lần/ phút (p = 0,007). 88,5% số bệnh nhân có tình trạng co kéo lồng ngực vừa và nặng cải thiện về mức nhẹ hoặc không còn co kéo lồng ngực (p = 0,01). Không có bệnh nhân nào tử vong sau điều trị với morphine ở bất kì thời điểm nào trong thời gian theo dõi. Chất lượng cuộc sống nhìn chung có cải thiện (p < 0,01).

Từ khóa: morphine, opioid, khó thở, ung thư giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ

Abstract

Background: Dyspnea is one of the most common symptoms in patients with advanced cancer, especially in those are at the end of their lives. Opioids, or morphine in particular are effective drugs to manage dyspnea, although the mechanism has not been clearly defined. There are still many obstacles in morphine research and usage in Vietnam. Therefore, the aim of this study was to evaluate the safety and the effectiveness of morphine in the management of dyspnea in palliative care patients in HCMC Oncology Hospital.

Objectives: (1) Assess the changes in clinical manifestation and SpO2 index of dyspnea patients after taking morphine. (2) Investigate the safety of morphine (3) Assess the change in the patient’s quality of life before and after using morphine.

Subjects and Method: We reported a series of 31 late stage cancer inpatients at the Palliative Care Department of HCMC Oncology Hospital with dyspnea during the period from February 1, 2021 to December 31, 2021 treated with morphine.

Results: 31 late stage cancer patients enrolled in this study were mainly over 50 years old, ECOG = 2 or 3. 70% of them had tumors in the respiratory tract, nearly 60% had pulmonary compression or airway mechanical obstruction, 30% of patients had pneumonia, 15% had systemic disease other than cancer and 25% experienced breathlessness due to other causes. Before using morphine, the average respiratory rate was 26.4 breaths per minute, 83.9% of patients had moderate and severe chest retraction. 93.6% of patients claimed their dyspnea as severe, and the average NRS score is 7.8; the average SpO2 index is 90.8%. Follow-up 72 hours after using morphine, we noted the average NRS score was decreased to only 3 points, which is mild dyspnea (p < 0.01). The average SpO2 index was 93.7 ± 2.5%. The average respiratory rate decreased by about 05 breaths per minute, ie to 21.2 ± 2.8 breaths per minute (p = 0.007). 88.5% of patients improved to mild or no longer had chest retraction (p = 0.01). Nobody died after treated with morphine during the follow-up period. Overall quality of life score was improved (p < 0.01).

Keywords: morphine, opioid, dyspnea, advanced cancer, palliative care

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400