Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Đánh giá kết quả đặt stent silicon khí quản qua lỗ mở khí quản trên bệnh nhân hẹp khí quản do ung thư thực quản tại bệnh viện K

Tác giả: Nguyễn Tiến Hùn, Kim Thị Tiến, Trần Trung Dũng

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hẹp khi quản là một triệu chứng có thể gặp phải ở những bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn và cần được xử trí cấp cứu. Đặt stent silicon là một lựa chọn tốt để giải quyết vấn đề này, hầu hết stent trước đây được đặt qua nội soi khí phế quản. Tại bệnh viện K , chúng tôi cũng đã thực hiện đặt stent silicon khí quản để giải quyết tình trạng khó thở ở những bệnh nhân này nhưng thực hiện thông qua lỗ mở khí quản. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích xem xét tính hiệu quả và an toàn của quy trình của chúng tôi

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp lâm sàng không đối chứng dựa trên 40 bệnh nhân ung thư thực quản có khó thở do hẹp khí quản đã được đặt stent silicon qua lỗ mở khí quản tại khoa Ngoại Tai Mũi Họng , bệnh viện K từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021.

Kết quả : Các bệnh nhân gặp từ 36 đến 79 tuổi, với tuổi trung bình 57,4± 9,0, 100% là nam giới. 87,5% các bệnh nhân có độ dài đoạn hẹp từ 2-6 cm, hẹp khí quản do chèn ép chiếm 77,5%. Các bệnh nhân có hẹp đường thở độ I, II hoặc III theo phân độ của Myers-Cotton, không có hẹp độ IV. Trong mổ có 3 bệnh nhân có chảy máu (7,5%), không có biến chứng nghiêm trọng nào như tràn dịch màng phổi , suy hô hấp cấp,… Biến chứng sau mổ chỉ gặp tắc đờm dãi trong lòng stent (30%). 92,5% có SpO2 thấp hơn 95% trước phẫu thuật và đều hồi phục ≥ 95% sau mổ.

Kết luận: đặt stent silicon qua lỗ mở khí quản trên các bệnh nhân khó thở do hẹp khí quản là an toàn, chi phí thấp, và rất có giá trị trong việc kiểm soát đường thở ở bệnh nhân ung thư thực quản.

Từ khóa: ung thư thực quản, hẹp khí quản, stent silicon

Abstract

Background: Advanced esophageal cancer patients could present with tracheal stenosis symptoms that prompt emergency intervention. Silicone stenting is a good option to tackle this devastating condition, and mostly being placed through rigid bronchoscopy. At Vietnam National Cancer Hospital (VNCH), silicone stents were also used but deployed through the tracheostomy. Thus, we conducted this study with the aim of reviewing the efficacy and safety of our procedure.

 Patients and methods: Case-by-case descriptive study with uncontrolled clinical intervention of 40 esophageal cancer patients with dyspnea due to tracheal obstruction underwent airway silicone stenting through tracheostomy at ENT Department, VNCH from June 2019 to June 2021.

Results: Mean age was 57,4± 9,0, ranging from 36 to 79 years old, 100% patients were male, 87,5% patients had a 2-6 cm narrowing segment, tracheal stenosis due to compression accounted for 77.5%. All patients had grade I, II, or III airway stenosis, according to Cotton-Myers classification, without grade IV stenosis. During surgery, there were 3 patients with bleeding (7.5%), none had serious complications like pneumomediastinum, acute respiratory failure… Postoperative complications only sputum obstruction in the stent lumen (30%). 92.5% had SpO2 lower than 95% before surgery and recovered ≥ 95% after surgery.

Conclusion: Silicone stenting through tracheostomy in respiratory distress patients is safe, cost-effective, and valuable in the management of airway involvement in esophageal cancer.

Keywords: esophageal cancer, tracheal stenosis, silicone stent

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400