Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm tại Bệnh viện K
Tác giả: Nguyễn Đức Liên, Phạm Gia Dự, Hoàng Văn Luyện, Đặng Văn Quang
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục đích: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu dựa trên 34 bệnh nhân được chẩn đoán u tuyến yên và được phẫu thuật nội soi qua đường xoang bướm từ 1/2020 đến 6/2022.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,5; bệnh gặp ở cả hai giới với tỉ lệ nam/nữ: 15/19; đau đầu và giảm thị lực là biểu hiện thường gặp khiến bệnh nhân phải vào viện (97,1% và 79,4%); trong đó u tuyến yên tăng tiết Prolactin (15/34), u tuyến yên không chế tiết (19/34). Điều trị nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm có kết quả tốt là (70,6%), kết quả trung bình là (29,4%), không có kết quả xấu. Biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật là đái tháo nhạt (7/34), chảy dịch não tuỷ (4/34), viêm màng não (4/34), chảy máu mũi (1/34), trong đó chỉ có (1/34) trường hợp phải mổ lại vá dò, các trường hợp khác điều trị nội khoa ổn định. Bệnh nhân sau phẫu thuật có kết quả cải thiện chỉ số toàn trạng Kanosky rõ rệt sau các lần khám lại. Kết quả khám thị lực sau phẫu thuật cải thiện rõ rệt qua các lần khám lại.
Kết luận: phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm là phẫu thuật an toàn và hiệu quả, bệnh nhân hồi phục sớm sau phẫu thuật, ít tai biến và biến chứng, xu thế để điều trị phẫu thuật u tuyến yên hiện nay.
Từ khóa: U tuyến yên, phẫu thuật nội soi qua đường xoang bướm
Abstract
Objective: Evaluation of the results of endoscopic transsphenoidal surgery for pituitary tumor treatment.
Subjects and Methods: The prospective study on 34 patients with pituitary tumor who were operated in Departement of Neurosurgery of National Cancer hospital from 1/2020 to 6/2022. Researcher do the clinical examination patient, lesions on imaging diagnosis surgery and assess the results of postoperative treatment, combination treatment after surgery. Assessment of indicators of quality of life after surgery according Karnofski scale, evaluate the results of the operation.
Results: The mean age of patients was 48,5; The disease occurs in both sexes at the rate of 27/20; headache and loss vision is common symptoms that causes hospitalization ( 97,1 % and 79,4%); including tumors pituitary with increased prolactin (15/34), tumors pituitary not increased ( 19/34). The results of endoscopic transsphenoidal surgery for pituitary tumor treatment had good results (70,6%), average result (29.4%), no bad results. Complications after surgery transient diabetes insipidus (7/34), CSF leaks occurred (4/34), infectious complications occurred (4/34), epistaxis (1/34), in which only (1/34) cases required surgery to patch up, the other cases had stable medical treatment. Post-surgery patients have markedly improved Kanosky’s overall health index after follow-up visits. The results of the post-operative vision examination improved markedly through follow-up visits.
Conclusion: pituitary tumor endoscopy was safe and effective, and make the patients recover early after surgery. Current trend of pituitary tumor surgery
Keywords: pituitary tumor, endoscopic transsphenoidal surgery.
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập