Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Kết quả điều trị Gemcitabin sau bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV tại Bệnh viện K
Tác giả: Đỗ Thị Thanh Mai, Nguyễn Tiến Quang, Phạm Văn Quân
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm bệnh không tiến triển của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV được điều trị Gemcitabin đơn trị và đánh giá độc tính của phác đồ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, đối tượng nghiên cứu là 77 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV được điều trị hóa chất đơn trị Gemcitabin từ bước 2 tại Bệnh viện K từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 58 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 3,3/1. Đa số gặp ung thư biểu mô tuyến, chiếm 72,7%. Trung vị sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) kể từ khi điều trị Gemcitabin là 3,73 ± 3,13 tháng. Thời gian bệnh nhân duy trì được PFS dài nhất là 18,3 tháng. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình khi Gemcitabin được sử dụng ở bước điều trị thứ 2 là 5,22 ± 0,77 tháng; các bước điều trị từ thứ 3 trở đi có trung vị sống thêm bệnh không tiến triển là 3,21 ± 0,39 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,015; Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung vị sống thêm bệnh không tiến triển giữa hai giới và loại mô bệnh học ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến. Tất cả bệnh nhân ngừng điều trị Gemcitabin là do bệnh tiến triển. Các tác dụng phụ thường gặp là hạ bạch cầu, thiếu máu, hạ tiểu cầu, tuy nhiên thường chỉ gặp ở mức độ nhẹ. Độc tính độ 3-4 hay gặp nhất hạ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 13%. Kết luận: Điều trị Gemcitabin từ bước 2 có hiệu quả và dung nạp tốt trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV
Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV, Gemcitabin sau bước 1, sống thêm bệnh không tiến triển, độc tính
Abstract
Objective: To investigate the progression-free survival and toxicity of the single-agent Gemcitabin as the second- or later-line therapy in the patients with metastatic non-small-cell lung cancer. Method: a retrospective descriptive study was conducted among 77 patients with metastatic non-small-cell lung cancer were treated by the single-agent Gemcitabin as the second- or later-line therapy in National Cancer Hospital from January 2020 to January 2021. Results: The mean of age 58; male/female 3.3/1. The predominant histology was adenocarcinoma (72.7%). Median progression free survival from the start of Gemcitabin was 3,73 ± 3,13 months, maximum is 18,7 months. The patients treated by Gemcitabin as a second-line therapy had better PFS than others (4,73 ± 0,77 months; 3,66 ± 0,62 months; 3,4 ± 0.56 months; 1,72 ± 0,52 months; 1,73 ± 0.27 months, respectively, p=0,047). There was no statistically significant difference in median progression-free survival between sexes and histological type. The reason for the discontinuation in all patients is disease progression. The most common adverse reactions in patients receiving Gemcitabin were anemia, neutropenia, thrombocytopenia and an increase in hepatic enzymes. However, it is usually mild. The most grade 3-4 toxicity is neutropenia (13%). Conclusions: The second- or later-line therapy with Gemcitabin has been shown to be effective and well tolerated in metastatic non-small-cell lung cancer.
Keywords: non small-cell-lung cancer stage IV, second- or later-line Gemcitabin therapy, progression free survival (PFS), toxicity.
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập