Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022
Kết quả điều trị viêm bàng quang chảy máu sau xạ trị bằng bổ sung Glycosaminoglycans ngoại sinh tại Bệnh viện K
Tác giả: Bùi Xuân Nội, Đỗ Anh Tuấn
Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam
+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm bàng quang chảy máu sau xạ trị, đánh giá kết quả điều trị viêm bàng quang chảy máu sau xạ trị bằng bổ sung glycosaminoglycans (GAGs) ngoại sinh tại bệnh viện K.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu các bệnh nhân viêm bàng quang chảy máu sau xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2022.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 32 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 65,7±16,5, tỉ lệ nữ/nam là 4,3/1. Phần lớn là các trường hợp được chẩn đoán sau xạ trị do ung thư cổ tử cung, chiếm 75%. Với liều xạ trị trung bình là 65,1±6,7 Gy. Thời gian từ lần xạ trị cuối cùng đến khi nhập viện vì đái máu là 12,3 ± 4,3 tháng. Mức độ cải thiện triệu chứng đái máu tăng dần theo quá trình điều trị tại thời điểm nhập viện (3, IQR 2-3), 3 tháng (4, IQR 3-4) và 6 tháng (4, IQR 4-4). Chỉ số EQ-5D-5L cũng tăng lên trong quá trình điều trị 3 tháng và 6 tháng so với thời điểm nhập viện (0,69 và 0,86 so với 0,26: p<0,001).
Kết luận: Đáp ứng sau điều trị nội soi bàng quang cầm máu và bổ sung GAGs ngoại sinh tương đối tốt với mức độ cải thiện về triệu chứng lâm sàng, mức độ viêm bàng quang và sự hài lòng của bệnh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát còn cao.
Từ khóa: Viêm bàng quang chảy máu do xạ trị, bổ sung GAGs nội bàng quang.
Abstract
Objectives: To find out the characteristics of clinical and subclinical radiation-induced hemorrhagic cystitis, and evaluate the results of intravesical glycosaminoglycans in the management of radiation-induced hemorrhagic cystitis.
Methods: Retrospective radiation-induced hemorrhagic cystitis patients who were diagnosed and treated at K Hospital from June 2020 to June 2022.
Results: The mean age was 65.7, and the female/male ratio was 4.3/1. Most of the cases were diagnosed after radiation therapy for cervical cancer, accounting for 75%. The mean dose in radiotherapy was 65.1±6.7 Gy. The period from the last radiotherapy to hospitalization because of macro hematuria was 12,3±4,3 months. The improvement of hematuria symptoms increased from baseline (3, IQR2-3) to 3 months (4, IQR 3-4) and 6 months (4, IQR 4-4). EQ-5D-5L index significantly increased from baseline to both 3 months and 6 months compared to the time of admission (0.69 and 0.86 vs 0.26; p<0.001)
Conclusion: Adaption of the patients after cystoscopy with fulguration of bleeding points and exterior GAGs implementation is quite good with the improved levels of clinical symptoms and hemorrhagic cystitis and the satisfaction of the patients. However, the recurrence proportion is still high.
Keywords: Radiation-induced hemorrhagic cystitis, intravesical glycosaminoglycans
Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!
Hãy đăng nhập để xem
Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký
Đăng nhập