Số 2 - 2022

23 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 23 Tháng chín, 2022

Kết quả phẫu thuật tái tạo tuyến vú bằng túi độn một thì trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm tại Khoa Ngoại vú Bệnh viện K

Tác giả: Lê Hồng Quang, Bùi Anh Tuấn

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tái tạo tuyến vú bằng túi ngực hiện nay là phương pháp phổ biến nhất trong các phương pháp tái tạo tuyến vú cho bệnh nhân ung thư, với những kết quả được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ cũng như phẫu thuật. Đây là phương pháp tối ưu nhất cho những bệnh nhân nữ muốn tái tạo lại vú sau khi cắt tuyến vú triệt căn.

Mục tiêu nghiên cứu : Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật cắt tuyến vú tiết kiệm da hoặc bảo tồn núm kết hợp tái tạo vú một thì bằng túi độn điều trị ung thư vú giai đoạn sớm (I,II) ..

Đối tượng nghiên cứu : 51 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm (I,II, đường kính u< 3cm, N0M0), độ tuổi dưới 65 đã được phẫu thuật tái tạo vú bằng túi độn một thì tại bệnh viện K từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 5 năm 2020

Kết quả : Độ tuổi trung bình của bệnh nhân 40,5 (từ 25 đến 64). Hai mươi mốt bệnh nhân đã được phẫu thuật tái tạo vú bằng túi độn sau mổ cắt vú bảo tồn quầng núm vú (NSM), 3 bệnh nhân có diện cắt dương tính đòi hỏi phải cắt bỏ phức hợp quầng núm vú, 30 bệnh nhân tái tạo vú sau phẫu thuật cắt tuyến vú tiết kiệm da (SSM). Thể tích trung bình của túi độn là 274ml (từ 175ml đến 400ml). Biến chứng sau mổ: 1 nhiễm trùng, 2 đọng dịch, 1 hoại tử núm vú, 2 hở vết mổ gây lộ túi, trong đó có 3 bệnh nhân phải tháo bỏ túi do các biến chứng trên (5,9%). Mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt 90,2% sau 1 năm phẫu thuật.

Kết luận: Tái tạo tuyến vú bằng túi độn ngày càng phổ biến đối với bệnh nhân ung thư vú sau khi cắt bỏ tuyến vú, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi, bởi tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp và tính thẩm mỹ sau phẫu thuật được đánh giá cao. Bệnh nhân có tỉ lệ hài lòng cao với kết quả thẩm m

Từ khóa: ung thư vú, túi độn, tạo hình vú, cắt tuyến vú tiết kiệm da, cắt tuyến vú bảo tồn quầng núm vú.

Abstract

Background: Implant breast reconstruction is the most widely used form of breast reconstruction. It comprises a straightforward set of procedures that can be relied on to provide a satisfactory result in most cases. It is often the optimal choice for most women wishing to undergo postmastectomy reconstruction.

Objectives: Evaluation of initial results of skin-saving mammary gland surgery or conservation of nipples combined with breast reconstruction using padded bags in treatment for early breast cancer patients (stage I, II).

Methods: The study included 51 patients with early stage breast cancer (I, II, tumor diameter ≤3cm, N0M0), with age under 65 years who underwent immediate implant breast reconstruction in Viet Nam national cancer hospital from 2016 to 2020

Results: The mean age of the patients was 40.5 (range 25 to 64). Twenty one patients underwent implant breast reconstruction after nipple sparing mastectomy (NSM), 3 patients had a positive retroareolar biosy so must be removed nipple-areola complex, 30 patients breast reconstruction after skin sparing mastectomy (SSM). The average volume of implants was 274ml (from 175ml to 400ml). Postoperative complications: 1 infection, 2 seroma, 1 nipple necrosis, 2 patients have bad wounds causing the implant is exposed to the outside, of which 3 patients had to remove the implant due to the complications (5.9%). Patient satisfaction reached 90.2% after 1 year of surgery

Conclusion: Breast implant reconstruction is very popular nowadays for breast cancer patients undergo mastectomy, especially in young patients, because of the low rate of postoperative complications and the high aesthetic value after surgery. Patients have a high rate of satisfaction with the surgery results

Keywords: breast cancer; implant; breast reconstruction nipple nipple sparing mastectomy; skin sparing mastectomy

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400