Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Phân tích một số yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn điều trị bằng Pembrolizumab

Tác giả: Nguyễn Văn Tài, Đỗ Hùng Kiên

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu phân tích thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và một số yếu tố ảnh hưởng trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn bằng phác đồ pembrolizumab đơn trị từ tháng 10/2017 đến tháng 05/2022 tại Bệnh viện K.

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 32 bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị phác đồ Pembrolizumab đơn trị tại Bệnh viện K từ 10/2017 đến 05/2022.

Kết quả: Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình 8,0 ± 1,95 tháng (2,25-29,5 tháng). Nam giới có thời gian sống thêm bệnh không tiến triển cao hơn nữ giới. Không có sự khác biệt sống thêm bệnh không tiến triển ở giữa các nhóm bộc lộ PD-L1. Đáp ứng Pembrolizumab có xu hướng cải thiện thời gian sống thêm bệnh không tiến triển so với nhóm không đáp ứng.

Kết luận: Pembrolizumab cải thiện thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn với thời gian PFS trung bình 8,0 ± 1,95 tháng với điều trị bước một và bước 2.

Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn muộn, Bệnh viện K, Pembrolizumab đơn trị. ABSTRACT

Abstract

Objective: This study assessed progression-free survival outcome and analyzed prognostic factors of pembrolizumab monotherapy for the treatment of recurrent/ metastatic non-small cell lung cancer patients at National Cancer Hospital from 10/2017 to 05/2022.

Patients and method: Retrospective and prospective analyses of 32 patients diagnosed of recurrent/ metastatic non-small cell lung carcinoma were treated with pembrolizumab monotherapy at National Cancer Hospital from 10/2017 to 05/2022.

Results: Mean progression-free survival (PFS) was 8.0 ± 1.95 months (range, 2.25-29.5). Male patients had a higher PFS than female patients. There was no significant difference in PFS among patients with different PD-L1 expressions. Response to pembrolizumab lead to have a higher PFS than patients who did not respond to therapy, but there was non-significant difference.

Conclusion: Pembrolizumab improved the progression-free survival for the treatment of metastatic non-small lung cancer with a mean PFS of 8.0 ± 1,.95 months for the first-line and second line therapy.

Keywords: Non-small cell lung cancer, recurrent/ metastatic stage, National Cancer Hospital, pembrolizumab monotherapy.

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400