Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Rối loạn giấc ngủ ở người bệnh ung thư tại Bệnh viện K năm 2020

Tác giả: Đỗ Tuyết Mai, Phạm Tuấn Anh

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Rối loạn giấc ngủ rất thường gặp ở người bệnh ung thư, nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, chất lượng sống và hiệu quả điều trị của người bệnh. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả thực trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh ung thư tại Bệnh viện K năm 2020 và các yếu tố liên quan. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 300 người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện K từ 7/2020 đến 12/2020 tại 10 khoa lâm sàng, sử dụng thang điểm PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index) với tổng điểm > 5 gợi ý chất lượng giấc ngủ kém. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nam/nữ ~ 1, tuổi trung bình 55, đa số đã kết hôn (89%), làm nông (47,7%), học vấn cấp 2-3 (75,3%) và có bảo hiểm y tế (82%). Các vị trí ung thư thường gặp nhất lần lượt là đại trực tràng (21,7%), vú (20,3%), thực quản-dạ dày (19,7%), phổi (11,3%) và phụ khoa (9%). Đa số đối tượng ở giai đoạn bệnh III-IV (63,7%), điều trị hóa chất (49%) và thời gian chẩn đoán trung bình 13,4 tháng. Theo thang điểm PSQI, có 59,67% đối tượng có rối loạn giấc ngủ, chủ yếu ở mức nhẹ-vừa (55,66%), thời gian ngủ trung bình 5,26 giờ/đêm và thời gian vào giấc trung bình khoảng 1 giờ. Có 47% đối tượng tự đánh giá chất lượng giấc ngủ kém, 6,3% bị ảnh hưởng ban ngày do thiếu ngủ và 10,67% sử dụng thuốc ngủ ít nhất 1 lần/tuần. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn giấc ngủ với giai đoạn bệnh muộn (OR=0,717; 95%CI=0,237-1,197) với p<0,05. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ là vấn đề rất thường gặp ở người bệnh ung thư, gây giảm sự hài lòng của người bệnh cũng như khả năng sinh hoạt ban ngày. Chất lượng giấc ngủ kém có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn bệnh muộn. Cần có thêm các nghiên cứu lớn hơn trong tương lai về rối loạn giấc ngủ và can thiệp cải thiện giấc ngủ ở người bệnh ung thư để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh ung thư tại Việt Nam.

Từ khóa:

Abstract

Sleep disorders are very common in cancer patients, and if left untreated, can negatively affect the patient’s health, quality of life, and effectiveness of treatment. The study was conducted with the aim of describing sleep disorders in cancer patients at K Hospital in 2020 and related factors. Methods: A cross-sectional study was conducted on 300 cancer patients treated at K Hospital from 7/2020 to 12/2020 in 10 clinical departments, using the PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index) score with a total score > 5 suggests poor sleep quality. Results: Study subjects had a male/female ratio of ~ 1, and the average age was 55. Most of them were married (89%), farming (47.7%), graduated secondary and high school (75.3), and had health insurance (82%). The most common cancer sites were colorectal (21.7%), breast (20.3%), esophagus-stomach (19.7%), lung (11.3%) and gynecology cancer (9%). Most of the subjects were at stage III-IV (63.7%), treated with chemotherapy (49%), and the average time of diagnosis was 13.4 months. According to the PSQI, 59.67% of the subjects had sleep disturbances, mainly at mild-moderate level (55.66%), the average sleep time was 5.26 hours/night, and the mean time to fall asleep was about 1 hour. There was 47% of the subjects self-assessed poor sleep quality, 6.3% were affected by daytime sleep deprivation and 10.67% used sleeping pills at least once a week. There was a statistically significant relationship between sleep disorders and the late stage of the disease (OR=0.717; 95%CI=0.237-1.197) with p<0.05. Conclusion: Sleep disturbance is a common problem in cancer patients, causing decreased patient satisfaction as well as the ability to function during the day. Poor sleep quality has a statistically significant association with late disease stages. Larger studies are needed in the future on sleep disorders and interventions in cancer patients to contribute to improving the quality of comprehensive care for cancer patients in Vietnam.

Keywords:

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400