Số 2 - 2022

29 Tháng chín, 2022

Bài báo nghiên cứu gốc | 29 Tháng chín, 2022

Vai trò thay đổi tỷ lệ nồng độ Carcinoembryonic Antigen trong theo dõi tiến triển của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ sau điều trị

Tác giả: Cao Thị Vân, Lê Thị Kim Cương, Đỗ Văn Tài, Nguyễn Thị Ngọc Sương, Hồ Thị Ngọc Hạnh, Đỗ Thị Thanh Đông

Số 02 - 2022 | Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam

+ Thông tin tác giả và bài nghiên cứu

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo dõi nồng độ CEA ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giúp đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi sự tái phát sớm của bệnh. Đề tài được thực hiện nhằm: Xác định ngưỡng tỷ lệ nồng độ CEA phát hiện sớm bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển hay tái phát.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 193 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm trong đó nhóm bệnh tiến triển 128 bệnh nhân và nhóm bệnh ổn định 65 bệnh nhân. Nghiên cứu hồi cứu tại khoa Hóa sinh, khoa Ung bướu – Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 4/2019.

Kết quả: (Đề tài nghiên cứu có 193 bệnh nhân được chia làm hai nhóm trong đó nhóm bệnh tiến triển 128 bệnh nhân và nhóm bệnh ổn định 65 bệnh nhân). Ở nhóm bệnh tiến triển tỷ lệ trung bình của 3 lần xét nghiệm: CEA lần 2 tăng gấp 1,76 lần so với lần 1; CEA lần 3 tăng gấp 2,4 lần so với lần 1; CEA trung bình 23 tăng gấp 1,95 lần so với lần 1. Tỷ lệ trung bình của CEA ở các lần xét nghiệm khác nhau có ý nghĩa (p = 0,016). Ở nhóm bệnh ổn định, tỷ lệ trung bình của các lần xét nghiệm là không có sự khác nhau (p = 0,95). Ngưỡng phân biệt bệnh tiến triển: CEA tăng 11% sau điều trị 3 – 4 tuần có Độ nhạy: 76,6%; Độ đặc hiệu: 80%; và tăng 32% sau điều trị 6 – 8 tuần với Độ nhạy: 85,1%; Độ đặc hiệu: 92,3% giúp phát hiện sớm bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển hay tái phát.

Kết luận: Theo dõi tỷ lệ nồng độ CEA trong quá trình điều trị giúp tiên đoán sớm sự tiến triển hay tái phát của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Từ khóa:

Abstract

Background: To monitor of CEA levels in patients with non-small cell lung cancer helps to assess response to treatment and monitoring early recurrence of the disease. The study was implemented to: Determine the threshold rate of CEA concentration for early detection of progressive or recurrent non-small cell lung cancer.

Subjects and methods: The study has 193 patients divided into two groups, of which the disease group has progressed 128 patients and the stable group is 65 patients. A retrospective study at the Department of Biochemistry, Oncology Department – Thong Nhat Hospital.

Results: The study has 193 patients divided into two groups, of which the disease group has progressed 128 patients and the stable group is 65 patients. In the progressive group of disease, the average rate of 3 tests of CEA1, CEA2, and CEA23 respectively: the second CEA increased 1.76 times compared to the first time; The third CEA increased by 2.40 times compared to the first time; Mean CEA23 increased by 1.95 times compared to the first time. The mean CEA ratio at different tests was significantly different (p = 0.016). In the stable group, the average concentration ratio of the tests CEA1, CEA2, CEA23 was not different (p = 0.95). The threshold of differentiation between the stable and progressive disease groups: CEA increased 11% after 3-4 weeks of treatment. Sensitivity: 76.6%; Specificity: 80%; and increased 32% after 6-8 weeks of treatment with Sensitivity: 85.1%; Specificity: 92.3% helps in early detection of progressive or recurrent non-small cell lung cancer.

Conclusion: Monitoring the proportion of CEA concentrations during treatment helps to predict early progression or recurrence of non-small cell lung cancer.

Keywords:

Bạn không có quyền truy cập vào bài viết này!

Hãy đăng nhập để xem

Nếu bạn chưa có tài khoản vui lòng? Đăng ký

Đăng nhập

Online ISSN

1859-400

Print ISSN

1859-400